Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thói quen khiến Gen Z suy kiệt

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc liên tục "lướt mạng" và nhìn hình ảnh đã được chỉnh sửa chỉn chu sẽ tác động rõ rệt đến sức khỏe tâm thần của người trẻ.

Gen Z, thế hệ trưởng thành cùng mạng xã hội, ngày càng bị suy kiệt sức khỏe tinh thần vì chính thói quen này. Ảnh minh họa: David Wong/SCMP.

Một báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), được công bố vào giữa tháng 2 và dựa trên dữ liệu từ mùa thu năm 2021, đã vẽ lên một thực trạng đáng lo ngại và đau lòng về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học, thuộc thế hệ Gen Z, ở xứ cờ hoa ngày nay.

Đây là cuộc khảo sát Hành vi Rủi ro của Thanh niên đầu tiên, được thực hiện 2 năm một lần, để thu thập thông tin kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, CNN đưa tin.

Khảo sát cho thấy 57% nữ giới ở độ tuổi vị thành niên (13-18 tuổi) cảm thấy buồn hoặc rơi vào tình trạng vô vọng dai dẳng từ năm 2021. Tỷ lệ đối với nam giới cùng độ tuổi chỉ bằng 1/2, nhưng vẫn ở mức đáng chú ý 29%.

Hơn 50% số người LGBTQ+ được khảo sát cho biết có sức khỏe tâm thần kém, với hơn 1/5 có ý định tự tử trong năm qua.

Gen Z anh 1

Sử dụng mạng xã hội thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bao gồm chứng bệnh liên quan đến hình ảnh cơ thể và rối loạn ăn uống. Ảnh minh họa: cottonbro/Pexels.

Báo cáo cũng ghi nhận rằng gần 1 trong 3 cô gái 13-18 tuổi từng nghiêm túc cân nhắc tự vẫn. Cùng với đó, số cô gái tuổi teen bị bạo lực tình dục và chàng trai tuổi teen bị bắt nạt trên mạng có xu hướng tăng.

Bản báo cáo này không liên kết với những phát hiện đáng báo động khác liên quan đến sự suy sụp tinh thần của người trẻ, đặc biệt đối với việc sử dụng Internet hoặc phương tiện truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã tìm thấy mối tương quan, các quan chức y tế và nhà tâm lý học cũng đã xâu chuỗi một số sự việc.

“Có thể thấy rất rõ rằng phần lớn những gì đang xảy ra với thanh thiếu niên là việc họ sống chủ yếu trong thế giới kỹ thuật số của mạng xã hội. Và rất nhiều thứ trong đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ, cũng như cách họ cảm nhận về mọi thứ”, Keneisha Sinclair-McBride, nhà tâm lý học dự giảng tại Khoa Tâm thần và Khoa học Hành vi tại Bệnh viện Nhi đồng Boston, và là trợ lý giáo sư tâm lý học tại Trường Y Harvard, cho biết.

Sinclair-McBride, người chuyên về các vấn đề về hình ảnh cơ thể và rối loạn ăn uống, cho biết bà đang chứng kiến ​​rất nhiều trường hợp trầm cảm, lo lắng và chấn thương tinh thần trong quá trình hành nghề của mình - được bà mô tả như “một dịch bệnh của sự cô đơn và bị choáng ngợp”.

Gen Z anh 2

Những hình ảnh đẹp, được chỉnh sửa cẩn thận trên không gian mạng khiến nhiều cô gái tuổi teen cảm thấy mặc cảm, tự ti. Ảnh minh họa: Anastasia Shuraeva/Pexels.

Nhà tâm lý học nghĩ rằng hoàn toàn có thể kết luận mối quan hệ tương quan giữa việc sử dụng mạng xã hội với chứng rối loạn ăn uống, các vấn đề sức khỏe tâm thần xoay quanh hình ảnh cơ thể.

Theo chuyên gia, mọi chuyện có thể bắt đầu một cách rất vô tình và đơn giản, như “Món ăn của người đó trông lành mạnh quá, tôi nên sao chép công thức và thực đơn của cô ấy”. Thế nhưng, người dùng mạng xã hội sẽ dễ dàng rơi vào “hang thỏ” và không thấy lối thoát, rồi dần bị ám ảnh về cách ăn uống.

Sinclair-McBride cũng đề cập đến sức ảnh hưởng của những hình ảnh đẹp đẽ trên không gian mạng được tạo bởi bộ lọc, phần mềm chỉnh sửa và cả phẫu thuật thẩm mỹ.

“Nhiều thanh thiếu niên, với cơ thể vẫn đang phát triển, bắt đầu so sánh bản thân với những hình ảnh đó, thắc mắc rằng tại sao chúng không đẹp như họ. Dần dần, những người trẻ này càng cảm thấy tự ti trước những gì họ thấy trên màn hình”, bà chia sẻ.

Gen Z không ngại đòi hỏi sự cân bằng

Đối với nhiều người trẻ, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không còn là chủ đề nhạy cảm, thậm chí cả trong các cuộc phỏng vấn.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm