Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ khoa nghèo ở Ấn Độ đạp xe 10 km mỗi ngày đến trường

Một cậu bé con nhà nông nghèo ở Ấn Độ vượt qua hơn 3,5 triệu học sinh để trở thành thủ khoa của bang. Cậu mong muốn góp sức xóa nạn tham nhũng khi lớn lên.

Cậu học sinh nghèo Sarvesh Verma luôn là niềm tự hào của bố mẹ và nhà trường. Ảnh: BBC.

Sarvesh Verma, 15 tuổi, lớn lên trong gia đình nhà nông nghèo ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Bố mẹ em không biết chữ. Ban ngày, Sarvesh phải đạp xe hơn 10 km để đến trường. Buổi tối, cậu học tập chăm chỉ dưới ánh đèn mờ.

Trong kỳ thi trung học cơ sở, Sarvesh Verma làm đúng 96,83% bài thi, vượt qua hơn 3,5 triệu học sinh khác để trở thành thủ khoa bang Uttar Pradesh, BBC đưa tin. 

Mặc dù Sarvesh không phải học sinh duy nhất vươn lên từ hoàn cảnh nghèo khó, nhưng thành công của em mang lại cho gia đình niềm vui to lớn.

"Hồi nhỏ, tôi không được đi học bởi nhà quá nghèo. Vì thế, tôi quyết định bằng mọi giá phải cho các con đến trường để cuộc đời chúng đỡ tối tăm, vất vả. Chúng tôi biết Sarvesh luôn cố gắng, nhưng không dám mong nó sẽ thành thủ khoa. Gia đình chưa bao giờ ép thằng bé học nhưng nó nghĩ phải cố gắng để trợ giúp gia đình", Swaminath Verma, bố của Sarvesh, nói.

Cậu bé 15 tuổi tin rằng, chính sự vất vả của bố mẹ và những hỗ trợ của giáo viên trong trường đã giúp cậu đạt thành công trong học tập. 

Lớn lên, Sarvesh Verma muốn trở thành nhân viên ngành dân chính để chống tham nhũng vì "đưa và nhận hối lộ là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội".

"Chúng tôi phải nghĩ cách loại bỏ tham nhũng. Trong làng tôi, hệ thống phân phối lương thực trợ cấp rất tệ. Những người đáng được trợ cấp không hề nhận được thực phẩm. Chúng tôi cần phải thay đổi điều này".

Trong kỳ thi năm ngoái, nhà trường thưởng Sarvesh Verma một chiếc máy tính bảng. Cậu bé thường xuyên lên mạng để tìm hiểu về tình hình thế giới. Tuy nhiên, Sarvesh không muốn phí thời gian vào các trang mạng xã hội và không sử dụng Facebook như đa số giới trẻ hiện nay.

Thực hư 'nhà máy sản xuất bằng giả toàn cầu'

Sau phóng sự của New York Times, Pakistan bất ngờ khám xét trụ sở Axact, "nhà máy chế tạo bằng giả" kiếm lợi hàng chục triệu USD thông qua mạng lưới các trường học trực tuyến giả.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm