Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Thủ phạm' hàng đầu gây bệnh hô hấp ở trẻ em

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp ở trẻ em, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, sinh non và mắc bệnh nền.

RSV là virus hợp bào hô hấp, gây nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Ảnh: Viện Y tế Quốc gia Mỹ.

Tại hội thảo khoa học được tổ chức ngày 27/4 ở TP.HCM, TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết RSV là nguyên nhân đứng thứ hai khiến trẻ em không qua khỏi khi mắc bệnh hô hấp, chỉ sau viêm phổi do phế cầu khuẩn.

Đặc biệt, những trẻ có yếu tố nguy cơ như sinh non, mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mạn tính có khả năng nhập viện và diễn tiến nặng cao gấp 3 đến 5 lần so với trẻ bình thường.

“Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu RSV. Các biện pháp điều trị chủ yếu vẫn là hỗ trợ triệu chứng như thở oxy, truyền dịch, giảm ho và hạ sốt", bác sĩ Minh nói.

Vaccine RSV đã được triển khai ở một số quốc gia cho phụ nữ mang thai và người cao tuổi, nhưng tại Việt Nam, vaccine này chưa phổ biến. Tuy vậy, điểm sáng mới trong điều trị RSV là kháng thể đơn dòng dự phòng. Các sản phẩm như kháng thể đơn dòng Palivizumab đã được cấp phép tại Việt Nam từ tháng 12/2024, chứng minh hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ sơ sinh trước nguy cơ nhiễm RSV.

Trong khi đó, TS.BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho hay RSV không phải là virus mới, đã được phát hiện gần 70 năm trước. Đến nay, gần như 100% trẻ em đều từng nhiễm ít nhất một lần trong 2 năm đầu đời.

“RSV lây lan rất mạnh, từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có thể nhiễm. Tuy nhiên, với trẻ dưới 2 tuổi, virus này có thể gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi nặng, cần nhập viện, thậm chí không qua khỏi", bác sĩ Tuấn cảnh báo.

Thống kê toàn cầu cho thấy mỗi năm có khoảng 33 triệu ca mắc RSV ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó hơn 3 triệu ca phải nhập viện và khoảng 100.000 ca không qua khỏi. Đáng chú ý, 97% số ca không qua khỏi xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, bao gồm Việt Nam.

Ở trẻ bình thường, khoảng 90% sẽ tự khỏi bệnh trong vòng 2-3 tuần, nhưng với trẻ có nguy cơ cao, khả năng diễn tiến nặng hoặc không qua khỏi có thể tăng từ 3 đến 10 lần.

virus RSV anh 1

RSV có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh. Ảnh: NBC.

Tại Việt Nam, RSV không chỉ xuất hiện theo mùa mà lưu hành quanh năm. Ở miền Nam, số ca mắc RSV thường đạt đỉnh trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11. Ở miền Bắc, bệnh thường bùng phát vào mùa đông xuân, đặc biệt là tháng 3.

Trước tình hình này, bác sĩ Tuấn khuyến cáo phụ huynh cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh tay, tránh tiếp xúc với người bệnh, tiêm chủng cho phụ nữ mang thai (khi có điều kiện) và cân nhắc việc sử dụng kháng thể đơn dòng dự phòng cho nhóm trẻ có nguy cơ cao.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Danh sách các loại mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả của công ty Famimoto

Các sản phẩm mì chính, dầu ăn, bột canh cao cấp và hạt nêm của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam đều không đạt so với các chỉ tiêu công ty công bố.

Tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng đặc hiệu. Khi xuất hiện các biến chứng, người bệnh mới được phát hiện, chẩn đoán, điều trị thì đã muộn. 

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Ngày 26/4, Bộ Y tế ban hành công văn yêu cầu các địa phương, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tăng cường công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm