Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng: 'Phải có biện pháp đẩy lùi bệnh ung thư'

Theo Thủ tướng, tỷ lệ mắc ung thư và tử vong ở Việt Nam ngày có xu hướng tăng lên, một trong những nguyên nhân là việc tầm soát, phát hiện bệnh sớm chưa hiệu quả.

Thủ tướng thăm hỏi, động viên bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2). Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Chiều 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và cắt băng khánh thành Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (tọa lạc số 12, đường 400, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM).

Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường và tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, sân đỗ trực thăng trên sân thượng. Đơn vị này được kỳ vọng là trung tâm y tế chuyên sâu về điều trị các bệnh ung bướu của cả nước và trong khu vực

Tỷ lệ ung thư tại Việt Nam đang tăng lên

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự xúc động và chia vui với TP.HCM khi có thêm bệnh viện hiện đại để chữa bệnh cho nhân dân.

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường bệnh, hiện sử dụng 800 giường. Bệnh viện đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở khang trang, sạch đẹp…

"Đây sẽ là nơi bệnh nhân cảm thấy an tâm, thoải mái và trao niềm tin, tạo hy vọng. Đó là trao niềm tin cho bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế và mang hy vọng được khỏe mạnh, được trở về với gia đình sau khi được chữa trị và chăm sóc đầy đủ", Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, tỷ lệ mắc ung thư và tử vong ở nước ta ngày có xu hướng tăng lên, do đó, cần phải có các biện pháp, ngăn chặn, đẩy lùi kịp thời.

Trong khi đó, thời gian tới, yếu tố môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu, tình trạng già hóa dân số… có thể tác động đến đời sống con người cùng các hoạt động cộng với việc ít vận động của người dân, nguy cơ mắc các loại bệnh, trong đó có ung thư, ngày càng cao.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh các cấp, ngành, các địa phương mà nòng cốt là Bộ Y tế phải xác định rõ ung thư là bệnh nan y, rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Người bệnh thường bị khủng hoảng về mặt tâm lý. Điều trị ung thư tốn kém về mặt tài chính, đòi hỏi công nghệ cao, thiết bị hiện đại.

“Chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành y cũng như bệnh viện cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao tay nghề y bác sĩ. Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi ung thư", Thủ tướng chỉ đạo.

benh vien ung buou 2 anh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và cắt băng khánh thành Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng nhấn mạnh việc tầm soát sớm ung thư rất quan trọng. Việc tầm soát muộn khiến người bệnh được chẩn đoán muộn, từ đó gây khó khăn cho việc điều trị và chất lượng cuộc sống.

Về các giải pháp, Thủ tướng chỉ đạo để phát hiện, tầm soát bệnh sớm, hoạt động y tế cộng đồng, trong đó nòng cốt là y tế cơ sở cần phát huy tốt vai trò.

Các đơn vị cần tăng cường quản lý hệ thống các bệnh, trong đó có ung thư; tập trung điều trị và chăm sóc chu đáo, giảm nhẹ sự gia tăng của bệnh. Đặc biệt, các đơn vị cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao tay nghề của y bác sĩ trong điều trị căn bệnh nan y này.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh hiện các vướng mắc về thuốc, sinh phẩm, nhu cầu khác về khám, chữa bệnh cho người dân cơ bản được giải quyết theo Nghị định 07 và Nghị quyết 30.

Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế cùng các bệnh nhân nhanh chóng rà soát, xác định các vướng mắc còn tồn động khác như mua, sửa chữa trang thiết bị y tế... để Bộ Y tế, Chính phủ kịp thời giải quyết.

Điều ước hơn 10 năm thành hiện thực

Mỗi bệnh nhân có riêng một giường bệnh, thân nhân không phải ngủ tạm ở hành lang ẩm thấp hay nhà vệ sinh riêng trong phòng tưởng chừng là yêu cầu rất bình thường.

Tuy nhiên, với Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (cơ sở 1, đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh), tuyến cuối điều trị ung bướu lớn nhất phía nam, suốt hàng chục năm qua là điều không đơn giản.

benh vien ung buou 2 anh 2

Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường và tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 chính thức khởi công vào ngày 26/6/2016. Bốn năm sau, khu Khám bệnh đi vào hoạt động nhằm giảm tình trạng quá tải nặng nề tại cơ sở cũ này.

Chia sẻ với Zing trong ngày khánh thành bệnh viện, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bày tỏ niềm vui mừng, xúc động.

"Nhớ trong một lần tọa đàm nhân kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 cách nay hơn 10 năm, một phóng viên hỏi tôi có ước mơ gì cho Bệnh viện Ung Bướu, tôi lập tức trả lời :'Tôi ước gì bệnh nhân của bệnh viện chúng tôi được nằm điều trị mỗi người một giường'. Và nay, điều này đã thành sự thật", tiến sĩ Tuấn nói.

Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 hiện là đơn vị điều trị ung bướu lớn nhất, hiện đại nhất khu vực phía nam.

Các trang thiết bị hiện đại được trang bị như 6 máy xạ thế hệ mới, hệ thống pha chế thuốc tập trung, hệ thống 16 phòng mổ hiện đại áp lực dương, hệ thống xét nghiệm tự động automation, hệ thống giải trình tự gen, máy MRI 3 tesla, CT 128 dãy… tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.

"Được thấy các nhân viên y tế làm việc trong một cơ sở hiện đại, khang trang, tiện nghi với nhiều trang thiết bị hiện đại và bệnh nhân cũng được điều trị với chất lượng và tiện ích cao hơn là điều chúng tôi rất mừng và rất hạnh phúc", tiến sĩ Tuấn xúc động nói.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Bệnh viện ung bướu lớn nhất phía nam kín bệnh nhân

Sau hơn 2 năm khánh thành, Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 với kinh phí đầu tư gần 6.000 tỷ đồng lần đầu hoạt động tối đa công suất để tiếp nhận số lượng lớn người bệnh.

Bích Huệ - Nam Giao

Bạn có thể quan tâm