Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng yêu cầu rà soát chất lượng giáo sư, phó giáo sư

Trước thông tin về số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2017 tăng đột biến, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, đảm bảo chất lượng theo quy định.

Ngày 8/2, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ trưởng GD&ĐT và Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước liên quan việc bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).

Công văn nêu rõ sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017, nhiều thông tin phản ánh số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn tăng đột biến so với các năm trước.

cong nhan chuc danh giao su anh 1
Văn phòng Chính phủ gửi công văn yêu cầu rà soát việc công nhận GS, PGS năm nay. 

Cùng với đó, dư luận lo ngại về chất lượng (như không có đủ bài báo khoa học, thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học...), một số thành viên hội đồng có rất ít (thậm chí không có) công bố nghiên cứu khoa học quốc tế. 

Tiêu chuẩn công nhận giáo sư thấp hơn tiến sĩ

Tiêu chuẩn công nhận giáo sư ở nước ta hiện thấp và còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng những người không giảng dạy, không có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus vẫn được phong.

Không ít thông tin cho rằng có những dấu hiệu không bình thường khi thời gian nộp hồ sơ được kéo dài như một "đợt vét" trước khi có quy định mới về tiêu chuẩn GS, PGS và có ứng viên phải nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT và Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/2.

cong nhan chuc danh giao su anh 2
Số lượng GS, PGS được công nhận năm nay cao kỷ lục trong 41 năm qua. Ảnh: Nguyễn Sương.

Năm 2017, số lượng người được công nhận chức danh GS, PGS lên đến 1.226 người, cao kỷ lục trong 41 năm qua và xấp xỉ số lượng hai năm 2015, 2016 cộng lại. Số tân GS, PGS có bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI, Scopus rất thấp.

56 tân GS có bài đăng trên tạp chí ISI/Scopus với tổng số bài là 924. Như vậy, 29 người được công nhận dù không có bài đăng trên ISI/Scopus, chiếm 34% tổng số tân GS năm nay. Con số này với PGS là 609 người, chiếm 53%. 

11 ngành trong tổng số 28 ngành có giáo sư được phong lần này không có bài báo ISI/Scopus nào, bao gồm tâm lý, ngôn ngữ, giáo dục học, công nghệ thông tin, luật học…

Ngoài ra, tiêu chuẩn công nhận giáo sư, phó giáo sư thấp hơn tiến sĩ và nhiều người được công nhận dù không tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu hoặc xin tiết dạy cho đủ giờ khiến nhiều người lo ngại về chất lượng cũng như ý nghĩa của việc phong chức danh GS, PGS ở nước ta hiện nay.

Giáo sư trẻ nhất năm 2017 mới 36 tuổi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Vì sao hàng loạt giáo sư, phó giáo sư không có công bố ISI/Scopus?

Theo PGS Lê Hoàng Sơn, việc công bố các bài báo trên tạp chí khoa học uy tín của thế giới có ý nghĩa quan trọng để phục vụ cho việc đào tạo trong trường đại học.

Khác với Việt Nam, trường đại học Mỹ tự phong giáo sư

Giáo sư ở Mỹ có nhiệm vụ dạy học, nghiên cứu và hỗ trợ sinh viên. Dù việc đứng lớp chiếm tỷ lệ không lớn, truyền thụ kiến thức vẫn là cốt lõi trong công việc của họ.


Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm