Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thực phẩm siêu chế biến có thể gây tử vong sớm

Theo báo cáo của các nhà điều tra trên tạp chí Y học Dự phòng Mỹ, việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến góp phần gây ra 57.000 ca tử vong sớm ở Brazil vào năm 2019.

Thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe, gây ra cái chết từ từ với vô vàn bệnh tật. Ảnh: Cooking Light.

Theo Eat This Not That, mặc dù chế độ ăn uống không phải là yếu tố duy nhất khi nói đến sức khỏe tổng thể của con người, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến có thể dẫn đến tử vong sớm. Tuy nhiên, điều này có thể phòng ngừa được.

Thực phẩm siêu chế biến (UPF) đang dần thay thế các loại bữa ăn truyền thống làm từ thực phẩm tươi và chế biến đảm bảo ở nhiều nước.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y tế Dự phòng Mỹ đã xem xét các cuộc khảo sát về chế độ ăn uống của người Brazil. Khoảng 13-21% thực phẩm mà những người tham gia tiêu thụ là thực phẩm siêu chế biến.

Họ phát hiện ra trong số 541.160 người lớn từ 30 đến 69 tuổi tử vong sớm vào năm 2019, 261.061 người trong số đó mắc các bệnh không lây nhiễm, có thể phòng ngừa được, chẳng hạn tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Xem xét kỹ hơn, mô hình nghiên cứu cho thấy khoảng 57.000 ca tử vong ở Brazil xảy ra vào năm 2019 có liên quan đến UPF. Con số này bằng 10,5% tổng số ca tử vong sớm. Nó cũng chiếm 21,8% số ca tử vong của người lớn từ 30 đến 69 tuổi do các bệnh không lây nhiễm.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra số ca tử vong sớm liên quan đến UPF ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Australia và Anh có thể cao hơn, vì cư dân của các quốc gia này có xu hướng thích ăn thực phẩm và đồ uống đã trải qua nhiều hình thức chế biến.

Trưởng nhóm điều tra, tiến sĩ Eduardo AF Nilson thuộc trung tâm nghiên cứu dịch tễ học giải thích: “Theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào ước tính được tác động tiềm ẩn của UPF đối với các trường hợp tử vong sớm. Biết được những trường hợp tử vong do tiêu thụ những thực phẩm này và mô hình hóa cách thức thay đổi chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa bệnh tật và tử vong sớm”.

tac hai thuc an nhanh anh 1

Thực phẩm siêu chế biến gây ra những tác động đáng sợ đối với sức khỏe như bệnh tiểu đường, ung thư. Ảnh: Atlas Biomed.

Tiến sĩ Eduardo AF Nilson lưu ý thực phẩm siêu chế biến đã dần thay thế việc tiêu thụ thực phẩm nguyên chất truyền thống, chẳng hạn gạo và đậu. Giảm tiêu thụ UPF và thúc đẩy lựa chọn thực phẩm lành mạnh cần nhiều biện pháp can thiệp và y tế công cộng, chẳng hạn chính sách tài chính và quy định thay đổi môi trường thực phẩm, tăng cường thực hiện các hướng dẫn chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm và cải thiện kiến thức, thái độ, hành vi của người tiêu dùng.

Giảm mức tiêu thụ UPF từ 10% đến 50% có khả năng ngăn ngừa khoảng 5.900-29.300 ca tử vong sớm ở Brazil mỗi năm.

Dawn Harris Sherling, trợ lý giáo sư y khoa tại đại học Y khoa Florida Atlantic, nói với Eat This, Not That: "Nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu của Brazil, người ta ước tính chỉ có khoảng 20% chế độ ăn của họ được chế biến quá kỹ. Ở Mỹ, các nghiên cứu ước tính gần 60% chế độ ăn uống được chế biến cực nhanh. Chênh lệch gấp 3 lần ước tính đối với dân số Mỹ gây ra những tác động đáng sợ đối với sức khỏe của người dân ở đây".

Trợ lý giáo sư y khoa Dawn Harris Sherling tuyên bố: "Chúng ta phải quay trở lại ăn những thực phẩm chế biến truyền thống. Một khi chúng ta từ bỏ những thứ đã qua chế biến và bắt đầu ăn lại chế độ lành mạnh, chúng ta đang tự cứu lấy chính mình".

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

> Xem thêm: Hành trình chiến thắng bệnh tật

Giúp đỡ người khác khiến bạn cảm thấy hạnh phúc

Các nghiên cứu đã phát hiện ra những hành động tốt ngẫu nhiên có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc của chính chúng ta.

Vì sao uống nước không làm bạn bớt thấy cay

Theo Healthiline, ớt có một số lợi ích cho sức khỏe. Chúng thúc đẩy giảm cân khi kết hợp với các chế độ ăn uống lành mạnh khác và giúp giảm đau do trào ngược axit.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm