Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Có gì ở thùng rác bản giới hạn trị giá 1.250 USD?

Mẫu thùng rác mới nhất của hãng Đan Mạch Vipp được thiết kế bởi nghệ sĩ đương đại Alice Ronchi. Chỉ có 50 chiếc được bày bán trên thị trường.

Trong thế giới thiết kế sản phẩm rộng lớn và lâu đời, có một sản phẩm kinh điển được trình làng cách đây 85 năm, mang tính biểu tượng đến mức trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, bao gồm Bono, Yoko Ono, Yves Behar và Damien Hirst.

Sản phẩm này từng được biến thành ôtô, robot, vỉ nướng; bị nghiền nát trong máy ép thủy lực; được tạo lại thành một hình ảnh kỹ thuật số nhỏ nằm thay cho biểu tượng "Thùng rác" trên màn hình máy tính; hay được phủ đầy lông vũ từ đầu đến chân.

Năm 2009, sản phẩm này đã trở thành một phần của bộ sưu tập thường trực của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York (Mỹ), đồng thời giành được giải thưởng Thiết kế Monocle danh giá năm 2023.

Đó là một chiếc thùng rác đạp chân đến từ thương hiệu Đan Mạch Vipp, Fast Company đưa tin.

Thung rac dap chan,  thung rac thong minh,  nghe si duong dai,  Vipp Bin,  Alice Ronchi. Dan Mach anh 1

Thùng rác do nghệ sĩ đương đại Alice Ronchi thiết kế là phiên bản giới hạn, chỉ được sản xuất 50 chiếc.

Điểm chung của các thùng rác đạp chân Vipp là có thiết kế hình trụ, quai xách bên hông và tạo cảm giác hoài cổ, mang dáng dấp của phiên bản đầu tiên ra mắt năm 1939.

Lần này, Vipp cho ra mắt phiên bản giới hạn mới nhất do nghệ sĩ đương đại Alice Ronchi thiết kế. Cô lấy cảm hứng từ "sự uyển chuyển của rong biển" và kết hợp 6 miếng nam châm có thể gắn vào bề mặt của thùng rác.

Hãng chỉ sản xuất 50 thùng rác nam châm do Ronchi thiết kế, với giá bán lẻ là 1.250 USD/thùng.

Ban đầu, thùng rác Vipp không được định hướng là một sản phẩm thương mại, càng không phải là một vật dụng mang tính nghệ thuật. Sản phẩm được thiết kế vào năm 1939 bởi thợ kim loại người Đan Mạch Holger Nielsen như một món quà dành cho tiệm salon tóc của vợ ông.

Nhưng nhiều trong số khách hàng ghé salon bày tỏ sự thích thú với chiếc thùng rác và muốn đặt tại văn phòng của họ, nhất là những người làm việc trong ngành y và nha khoa. Chẳng bao lâu, sản phẩm trở nên rất được săn đón.

Năm 1992, thương hiệu Vipp được truyền lại cho Jette Egelund, con gái của ông Nielsen, và hai cháu ngoại. Lúc đó, thùng rác đạp chân đã trở thành vật dụng chính trong các doanh nghiệp địa phương.

Tuy nhiên, Egelund nhận thấy tiềm năng của sản phẩm này trong các hộ gia đình, và chiếc thùng rác là ví dụ về thiết kế vượt thời gian. Vì vậy, bà bắt đầu giới thiệu vật dụng này cho các cửa hàng nội thất và thiết kế. Các nghệ sĩ cũng bắt đầu nhận ra tiềm năng của chiếc thùng rác.

"Chúng tôi muốn giúp mọi người nhận ra rằng sản phẩm này có những phẩm chất vượt xa việc phục vụ nha sĩ, bác sĩ và bệnh viện. Một trong số những cách là hợp tác với những người có thể 'chơi đùa' với thùng rác mà công chúng sẽ thích thú", Kasper Egelund, cháu ngoại của ông Nielsen và Giám đốc điều hành hiện tại của Vipp, nói.

Các nghệ sĩ trên khắp thế giới đã những thử nghiệm thú vị với chiếc thùng rác đạp chân cổ điển. Sản phẩm đã được biến đổi bằng hầu hết chất liệu, phương tiện nghệ thuật có thể tưởng tượng, từ graffiti đến gạch men khảm và vỏ sò.

Nhưng theo Kasper, Ronchi là nghệ sĩ đầu tiên sử dụng nam châm. Những tấm nam châm có hình dạng tự nhiên, nhiều màu sắc, hơi 3D và dường như lơ lửng trên bề mặt của thùng rác. Ý tưởng của Ronchi nhằm mục đích mời người dùng và các nghệ sĩ khác tham gia vào trải nghiệm khám phá như thời trẻ thơ khi họ tự tay tạo nên thành phẩm cho riêng mình.

"Tôi muốn tạo thêm sự chú ý cho vật dụng hàng ngày rất hữu ích này, thứ thường hòa lẫn với môi trường xung quanh. Bằng cách thêm những mảnh nam châm riêng biệt, tôi muốn mọi người tương tác với thùng rác, biến nó thành một vật dụng chính trong ngôi nhà, không chỉ là thứ đặt ở góc phòng”, nghệ sĩ chia sẻ.

Bộ sưu tập NFT đầu tiên của BlackPink

Sau aespa, BlackPink là nghệ sĩ K-pop tiếp theo góp mặt vào đường đua NFT và token ảo. Cùng với đó, Ffface.me bắt tay với Bershka để cho ra mắt quần jeans "bán kỹ thuật số".

Ánh Dương

Ảnh: Vipp

Bạn có thể quan tâm