Nhiều cha mẹ Hàn Quốc mong muốn con tìm được công việc chính bản thân yêu thích thay vì sống theo kỳ vọng của người lớn. Ảnh: Naver. |
Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc thăm dò ý kiến của 4.000 phụ huynh trên toàn quốc vào tháng 9/2022.
Khi được hỏi thành công trong giáo dục con cái có nghĩa là gì, tỷ lệ lớn nhất (25,8%) đối tượng khảo sát chọn con cái họ tìm được công việc yêu thích hoặc muốn làm.
Tiếp đến là trở thành người toàn diện (22,7%), tìm được công việc được đánh giá cao (20,5%), kinh tế khá giả (14,3%), học tại trường đại học danh tiếng (10,1%), tìm được người bạn đời tốt (6,6%), Chosun Ilbo đưa tin.
So với cuộc thăm dò tương tự vào năm 2015, tỷ lệ mong muốn con cái họ tìm được công việc chúng yêu thích hoặc muốn làm tăng gần 4 điểm phần trăm. Tỷ lệ kỳ vọng con cái lớn lên thành người toàn diện tăng 3,5 điểm phần trăm.
Cơ hội có được công việc được đánh giá cao và suất học tại trường đại học danh tiếng giảm nhanh chóng. Thậm chí thu nhập tốt cũng giảm 3,4 điểm phần trăm.
Đại diện Kwon Soon-hyung từ Viện cho biết: “Trong thời kỳ công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế, mọi người nghĩ rằng họ sẽ đạt được thành công nếu học hành chăm chỉ, đậu vào trường đại học hàng đầu và kiếm được việc làm trong tập đoàn lớn. Nhưng ngày nay, nhiều người tin rằng điều quan trọng là trở thành người toàn diện, tìm công việc mà họ có khả năng làm tốt và tìm được bạn đời phù hợp mà họ có thể chung sống hạnh phúc”.
'Giải oan' cho Gen Z
Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.