Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thuốc trị ung thư do AI phát triển sắp được thử nghiệm trên người

Sau nhiều năm phát triển, thuốc điều trị ung thư do trí tuệ nhân tạo thiết kế đang tiến gần đến cột mốc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên.

Việc ứng dụng AI đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực y tế. Ảnh: Freepik.

Isomorphic Labs - công ty con của Alphabet chuyên phát triển thuốc bằng trí tuệ nhân tạo - đang tiến gần đến cột mốc quan trọng: Bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho các loại thuốc điều trị ung thư do AI phát triển.

Bước ngoặt trong điều trị ung thư

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune, ông Colin Murdoch, Chủ tịch Isomorphic Labs, cho biết công ty đang "tăng tốc" để chuẩn bị cho giai đoạn thử nghiệm. Dù các ứng dụng đầu tiên hướng đến điều trị ung thư, ông Murdoch khẳng định nền tảng AI mà họ phát triển còn có thể mở rộng sang nhiều bệnh lý khác.

Isomorphic Labs là đơn vị đồng phát triển AlphaFold 3, một hệ thống AI có khả năng dự đoán chính xác cấu trúc protein... và các tương tác phân tử phức tạp. Hệ thống này sẽ mô phỏng phân tử, dự đoán vị trí liên kết (binding site), rồi thiết kế phân tử phù hợp để tác động hiệu quả vào mục tiêu điều trị. Đặc biệt ở ví dụ về protein TIM‑3 (liên quan miễn dịch ung thư), AlphaFold 3 đã chính xác xác định vị trí liên kết mới mà trước đây chưa ai biết đến.

Công nghệ đột phá này do John Jumper và Demis Hassabis (hiện là CEO của Isomorphic Labs) dẫn dắt, đã giành giải Nobel năm 2024. Đây được xem là một dấu mốc cho thấy AI đang từng bước định hình tương lai của ngành y sinh học.

Chia sẻ về kế hoạch, ông Demis Hassabis, cho biết khoản tài trợ này sẽ góp phần tăng tốc phát triển thế hệ tiếp theo của nền tảng thiết kế thuốc, đồng thời giúp các chương trình nội bộ bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Ông bày tỏ hy vọng rằng một ngày nào đó, AI có thể giúp con người giải quyết được hầu hết căn bệnh hiện nay.

Khi trí tuệ nhân tạo tái định hình ngành dược

Không chỉ hoạt động độc lập, Isomorphic Labs còn hợp tác với các tập đoàn dược phẩm lớn như Novartis và Eli Lilly với tổng giá trị các thỏa thuận gần 3 tỷ USD. Những mối quan hệ này được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh việc ứng dụng AI vào thực tiễn phát triển thuốc và đưa các liệu pháp mới đến với bệnh nhân nhanh hơn.

Cuộc đua ứng dụng AI trong ngành dược không chỉ có Isomorphic Labs. Nhiều công ty công nghệ sinh học như Anima Biotech, Pharos AI và Iktos cũng đang tích cực theo đuổi hướng đi này. Đáng chú ý, vào tháng 1/2025, Novo Nordisk đã ký thỏa thuận hợp tác trị giá 2,76 tỷ USD với Valo Health nhằm mở rộng năng lực khám phá thuốc bằng AI.

thuoc ung thu anh 1

John Jumper và Demis Hassabis đạt giải Nobel 2024 nhờ mô hình AI dự đoán cấu trúc protein. Ảnh: Xinhua.

Theo dữ liệu từ GlobalData, hiện có hơn 3.000 loại thuốc được phát triển hoặc tái định hướng nhờ vào công nghệ AI. Phần lớn trong số này đang ở giai đoạn khám phá hoặc tiền lâm sàng. Điều đó cho thấy ngày càng nhiều công ty đặt niềm tin vào AI để mở rộng danh mục thuốc và cải thiện hiệu quả trong nghiên cứu phát triển.

Bà Urte Jakimaviciute, Giám đốc cấp cao về nghiên cứu thị trường tại GlobalData, nhận định rằng việc phần lớn các loại thuốc phát triển bằng AI vẫn đang trong giai đoạn đầu là dấu hiệu rõ ràng của một xu hướng đang lên. Ngành công nghiệp dược phẩm ngày càng phụ thuộc vào AI để tăng năng suất và độ chính xác trong nghiên cứu, đồng thời mở rộng tiềm năng tiếp cận các bệnh lý phức tạp. Theo bà, AI sẽ sớm trở thành một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực này.

Một khảo sát gần đây từ GlobalData cũng cho thấy 82% chuyên gia trong ngành y tế tin rằng chuyển đổi số và các công nghệ mới, bao gồm AI, có thể giúp rút ngắn đáng kể hoặc vừa phải thời gian phát triển thuốc. Đây là yếu tố then chốt trong bối cảnh ngành y đang đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi bệnh tật đến nhu cầu điều trị ngày càng tăng.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Đôi tay bị chém đứt rời của TikToker Hà List hiện ra sao?

Nam TikToker 35 tuổi bị chém gần đứt rời bàn tay đã được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nối lại thành công nhờ kỹ thuật vi phẫu, sức khỏe đang hồi phục tích cực.

Loạt ưu đãi BHYT từ 1/7, mức đóng điều chỉnh ra sao?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 188, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Nghị định quy định rõ đối tượng, mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT.

6 thói quen dễ gây đột quỵ mùa hè, nhiều người Việt vô tư mắc phải

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ có nguy cơ tăng cao vào mùa hè.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm