Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thượng Hải trải qua ngày tháng 5 nóng nhất trong 100 năm

Chính quyền thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 29/5 đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất cho một ngày của tháng 5 trong 100 năm, AFP đưa tin.

Thành phố Thượng Hải ngày 29/5 đã ghi nhất nhiệt độ cao nhất của tháng 5 trong 100 năm qua. Ảnh: Reuters.

"Vào lúc 13h09, nhiệt độ tại trạm Xujiahui đạt 36,1 độ C, phá kỷ lục ngày nóng nhất trong tháng 5 đã tồn tại được 100 năm", cơ quan khí tượng thành phố Thượng Hải chia sẻ trên mạng xã hội Weibo.

Một báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu đã cảnh báo "tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên phổ biến hơn và diễn ra đồng thời".

Vào buổi chiều cùng ngày, nhiệt độ đo được tại trạm trung tâm của thành phố Thượng Hải thậm chí đã vượt ngưỡng 36,7 độ C, cơ quan khí tượng của thành phố miền Đông Trung Quốc thông tin.

Cũng theo cơ quan này, cả 2 con số trên đều cao hơn mức nhiệt độ kỷ lục cũ là 35,7 độ C, được ghi nhận vào các 1876, 1903, 1915 và 2018.

Trong tháng 5, Liên Hợp Quốc đã ra cảnh bảo rằng các năm 2023-2027, sẽ là 5 năm nóng nhất từng được ghi nhận, khi lượng khí nhà kính được thải ra và hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao.

Tổ chức Khí tượng Liên Hợp Quốc (WMO) nhận định có khoảng 66% khả năng một trong 5 năm tới sẽ ghi nhận nhiệt độ vượt ngưỡng mục tiêu được đặt ra trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Những cuốn sách hay về biến đổi khí hậu

“Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, “Băng - Những câu chuyện ly kỳ từ một thế giới đang dần biến mất”, “Thảm họa khí hậu - Chúng ta đã có gì và làm gì để ứng phó?”,... nằm trong số những cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn trực diện và bao quát hơn khi nói đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất

Các nhà khoa học cảnh báo rằng thế giới đang trên đà tăng 2,7 độ C và con người sẽ phải hứng chịu thời tiết nắng nóng cực đoan.

Mối nguy đáng báo động nhưng ít người để ý về nắng nóng

Theo một nghiên cứu, con người đã mất trung bình 44 giờ ngủ mỗi năm trước tình trạng nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.

An Bình

Bạn có thể quan tâm