Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thưởng và phạt con thế nào là đúng?

Chuyên gia giáo dục đã chia sẻ cách ứng xử với con nhỏ khi con đạt được thành công hay mắc lỗi.

TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích cho các bậc cha mẹ trong việc thưởng và phạt đối với con nhỏ.

Việc thưởng hoặc phạt con nhỏ cần phải tuân theo những quy tắc nhất định.
Việc thưởng hoặc phạt con nhỏ cần phải tuân theo những quy tắc nhất định.

Việc thưởng và phạt đối với trẻ nhỏ thường xuyên là chủ đề gây tranh cãi đối với các bậc phụ huynh. Nhiều người cho rằng, đối với trẻ nhỏ cần thưởng nhiều, phạt ít hoặc thậm chí là không phạt. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều người.

Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương lại không đồng tình với quan điểm này. "Khi chúng ta không sử dụng bạo lực với con, để con hiểu và chấp hành những điều mà chúng ta buộc con phải làm vì sự an toàn và lành mạnh, đương nhiên phải cho con trả giá", vị chuyên gia nêu quan điểm cá nhân.

"Sự trả giá nhỏ chính là các hình phạt. Nó sẽ giúp con rất nhiều mà lại tránh cho con khỏi phải một sự trả giá thật, vô cùng đau đớn", TS Hương lý giải. 

Mẹ thần đồng Việt kể chuyện hai lần đánh con

Một lần đánh con là trận đòn oan, lần khác do tình thương không đúng cách khiến mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam luôn ghi nhớ.


Khi mỗi người không có sự trả giá cho hành động của mình thì không thể  trưởng thành.

Vì vậy, vị chuyên gia này cũng khuyên hãy đồng cảm, hòa đồng với con sẽ dễ dàng hơn trong việc dạy dỗ. Cha mẹ không bao giờ là "tướng" còn con cái cũng không phải là "quân". Cha mẹ cũng phải tôn trọng con cái.

"Để làm tốt mọi việc, chúng ta phải có luật: Luật gia đình. Mọi người trong gia đình tuân thủ luật gia đình nghiêm ngặt. Ai vi phạm sẽ bị phạt. Tôi nghĩ ra hình phạt với con. Và tôi đề nghị con cũng tuân theo. Tôi cũng tuân theo một cách nghiêm khắc. Khi phạm lỗi, tôi cũng sẵn sàng chịu phạt. Đến lúc đó, con rất hoan hỉ, và cảm thấy thoải mái vì mẹ cũng giống nó mà thôi", TS Hương phân tích thêm.

Vị chuyên gia này cho rằng không nên thưởng cho con vì đó giống như việc trả công. Mà theo luật pháp, việc tuân thủ luật pháp nghiêm túc cũng không có thưởng. TS Hương cũng không bao giờ thưởng cho con. Điều đó là hoàn toàn hợp lý vì rất công bằng. 

"Nếu thưởng, con sẽ làm mọi việc chỉ để được thưởng thôi. Vậy nên, nếu hư thì bị phạt. Còn ngoan là đương nhiên", TS Hương phân tích thêm.

Những hình phạt hợp lý sẽ giúp con trưởng thành hơn.
Những hình phạt hợp lý sẽ giúp con trưởng thành hơn.

Nhiều phụ huynh cũng thường hay phải đau đầu nhất trong việc thưởng phạt con trong học tập. Tuy vậy, việc học là việc của con.  Đó là trách nhiệm, là quyền lợi, nghĩa vụ của con. "Vậy, tại sao bố mẹ lại phải thưởng khi con học ngoan, học giỏi?", TS Hương đặt vấn đề để các phụ huynh suy ngẫm.

Khi thưởng, cha mẹ đã đẩy vị trí của mình cao và xa hơn con. Không bình đẳng thì rõ ràng khoảng cách giữa các thế hệ sẽ bị kéo xa. Ngoài ra việc học của con cũng không thể nào là lý do để phải thưởng. Tuy nhiên, nếu con có những hành vi không đúng trong học tập thì con phạm luật và đương nhiên bị phạt.

Khi cần tìm hình phạt, cha mẹ nên tước bỏ một quyền lợi hoặc bắt con làm một việc con không thích.

TS Hương cũng lấy ví dụ câu chuyện thực tế của bản thân. Khi con phạm lỗi gọt hết hộp bút chì, lần đầu chị sẽ nhắc nhở. Tuy vậy, đến lần thứ hai vẫn tái phạm với lỗi cũ thì con phải bị phạt.

"Hôm sau tôi đón con về. Tôi hớn hở khoe với con là sắp đi đám cưới. Đám cưới vui lắm, nhiều đồ ăn ngon, nhiều búp bê, đồ chơi. Đến khi con thích mê mệt rồi thì tôi cương quyết cho con ở nhà và đi đám cưới một mình. Nó khóc tả tơi, vô cùng đau khổ. Dĩ nhiên, sau đó con của tôi không bao giờ tự ý gọt bút chì nữa. Và con ngoan hơn hẳn", TS Hương dẫn chứng.

Những thói quen bất ngờ tạo tính xấu cho trẻ

Sử dụng smartphone, nói xấu người khác, chửi tục, vượt đèn đỏ… là những thói quen nhiều cha mẹ vẫn hàng ngày làm “gương xấu” cho con.

http://vtc.vn/thuong-va-phat-con-the-nao-la-dung.538.550537.htm

Theo Minh Đức/VTC News

Bạn có thể quan tâm