Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Tiết kiệm hay đầu tư khi có tiền dư

5 yếu tố sau sẽ giúp bạn cân nhắc hướng sử dụng tiền phù hợp.

Tiet kiem hay dau tu voi thu nhap nhan roi? anh 1Tiet kiem hay dau tu voi thu nhap nhan roi? anh 2

Khi vượt qua ngưỡng cân đối giữa kiếm và tiêu tiền, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về cách phân bổ khoản thu nhập còn lại sao cho tích lũy hợp lý và mang đến lợi nhuận tối ưu.

Thực ra, trong vòng quay của tiền, hai bước tạo thu nhập và sử dụng tiền thường được nhiều người làm rất tốt. Đến bước tiết kiệm, đầu tư sinh lãi, người chưa biết hay chưa có thói quen quản lý ngân sách mới gặp nhiều trăn trở.

Khi đó, chúng ta có thể xem xét 5 yếu tố sau:


Bản chất của tiết kiệm, đầu tư

Tiết kiệm còn được gọi là đầu tư thụ động, vì bạn vẫn có tiền lãi dù không lao động vất vả, cũng không nhất thiết phải theo dõi sát sao.

Nếu gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng, bạn sẽ nhận lợi nhuận định kỳ theo từng tháng, quý, năm.

Dễ dàng như vậy, nhưng người gửi tiết kiệm cũng cần tìm hiểu kỹ về bảo hiểm tiền gửi. Mục đích là đề phòng trường hợp ngân hàng xảy ra vấn đề phải đền bù tiền.

Hoặc, bạn cũng có thể tham khảo một kênh tương tự là chứng chỉ tiền gửi. Hiện nhiều ngân hàng thương mại đã phát triển kênh này với một số lợi ích, hạn chế bù trừ cho sổ tiết kiệm.

Trong khi đó, nhắc đến đầu tư là nhắc đến hình thức chi tiền ở thời điểm hiện tại với mong muốn tạo lợi nhuận từ vốn bỏ ra trong tương lai.

So với tiết kiệm, tỷ suất sinh lợi của đầu tư cao hơn, nhưng cũng đòi hỏi người tham gia vững kiến thức và gắn kết nhiều hơn.

Ở hầu hết trường hợp, đầu tư luôn có rủi ro. Một câu nói quen thuộc của dân tài chính là “rủi ro càng cao, lợi nhuận càng nhiều” (high risk, high return). Đây cũng là yếu tố bạn nên nghĩ đến khi lựa chọn.


Khẩu vị rủi ro

Trong đầu tư, khẩu vị rủi ro là quan điểm và khả năng chấp nhận của một người trước các rủi ro như thua lỗ, thị trường biến động.

Để xác định khẩu vị rủi ro, bạn có thể tính toán phần trăm tài sản đầu tư trên tổng tài sản, đồng thời xem xét độ tuổi, cuộc sống gia đình và sự nghiệp của mình. Giả sử bạn dự định đầu tư 100 triệu đồng, nếu chẳng may thiệt hại, bạn chấp nhận mất bao nhiêu tiền?

Chúng ta có thể phân loại khẩu vị rủi ro thành 3 nhóm, gồm thích rủi ro, ghét rủi ro và trung tính với rủi ro (không thích, không ghét).

Người ghét rủi ro có xu hướng chọn các kênh sinh lợi ít biến động như tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi hay chứng chỉ quỹ. Người thích rủi ro có thể phối hợp đa dạng danh mục với các kênh chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử.


Số tiền bỏ ra ban đầu

Một số kênh đầu tư cá nhân phổ biến hiện nay là chứng khoán, chứng chỉ quỹ, ngoại hối, tiền điện tử, bất động sản,... Phần lớn nhà đầu tư quyết định chọn kênh dựa vào số tiền tối thiểu họ có thể chi để tham gia đầu tư.

Ví dụ, bất động sản là kênh cần một số tiền lớn để bắt đầu, nhưng chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ chỉ cần vài triệu đồng để giao dịch ngay.

Các kênh đầu tư với số vốn nhỏ và thanh khoản cao thường được cân nhắc đầu tư trong thời hạn ngắn, 1 năm hoặc ít hơn. Nhà đầu tư có xu hướng “lướt sóng” và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.

Còn các khoản đầu tư vốn lớn, thanh khoản thấp hay được nắm giữ dài hạn hơn. Tuy vậy, thời gian còn phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn tiền của từng cá nhân.


Kiến thức đầu tư

Như đã đề cập, đầu tư có yếu tố rủi ro, do đó nhà đầu tư có nhiều kiến thức phải tìm hiểu hơn so với một người gửi tiết kiệm đơn thuần.

Đặt trường hợp một người muốn đầu tư vào chứng khoán, bên cạnh những điểm cơ bản như đọc hiểu báo cáo tài chính, phân tích chỉ số thị trường, hiểu cách thức vận hành giao dịch, người đó cần có kế hoạch đầu tư cụ thể, gồm thời gian, mục tiêu và lợi nhuận mong muốn.

Không ai có thể trở thành chuyên gia chỉ sau một đêm với vài quyển sách, khóa học hay video trên mạng. Quan trọng là bạn kiên trì và sẵn sàng học hỏi như thế nào.


Kinh nghiệm

Sau khi hoạch định tốt kế hoạch tài chính cá nhân và có một khoản tiền nhàn rỗi, bạn có thể lựa chọn đầu tư vào thị trường hoặc kênh mà mình am hiểu.

Kinh nghiệm ở đây không đo lường bằng thời gian tham gia đầu tư lâu hay không, mà được cân nhắc dựa trên trải nghiệm của mỗi người qua từng thời kỳ thị trường biến động, phục hồi.

Thực tế cho thấy, người từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế trong nước và thế giới thường quyết định sáng suốt hơn trong việc để tiền vào đâu, hoặc hầu hết có chiến lược phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro hiệu quả.

Tam ly cua nguoi 'nghien' Labubu hinh anh

Tâm lý của người 'nghiện' Labubu

0

Sự thịnh hành của những món đồ chơi nhồi bông bắt nguồn từ tâm lý muốn thể hiện bản thân và mong muốn mượn sự vật đáng yêu xoa dịu trạng thái căng thẳng trước áp lực cuộc sống.

Thiên Hân

Đồ họa: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm