Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiết lộ gây sốc về hiến, cấy ghép nội tạng

Hãy tìm hiểu kỹ những điều sau đây nếu bạn có ý định hiến, cấy ghép nội tạng.

Cấy ghép thận. Hầu hết khi các cơ quan được cấy ghép, cơ quan cũ thường được loại bỏ. Tuy nhiên, với cấy ghép thận thì thận cũ vẫn được giữ lại trong cơ thể. Điều này có nghĩa là, thận mới sẽ phải làm thêm những việc mà thận cũ làm không đúng cách.

Cấy ghép thận. Hầu hết khi các cơ quan được cấy ghép, cơ quan cũ thường được loại bỏ. Tuy nhiên, với cấy ghép thận thì thận cũ vẫn được giữ lại trong cơ thể. Điều này có nghĩa là, thận mới sẽ phải làm thêm những việc mà thận cũ làm không đúng cách.

Điều này do đặc thù vị trí của thận, nó nằm ở vị trí khá bất tiện ở lưng dưới, vì vậy mà các bác sỹ vẫn để nó lại trừ khi có một lý do thực sự phải loại bỏ chúng (như thận không hoạt động bị lây nhiễm). Quả thận mới sẽ được đặt gần xương chậu, thấp hơn so với thận cũ.

Điều này do đặc thù vị trí của thận, nó nằm ở vị trí khá bất tiện ở lưng dưới, vì vậy mà các bác sỹ vẫn để nó lại trừ khi có một lý do thực sự phải loại bỏ chúng (như thận không hoạt động bị lây nhiễm). Quả thận mới sẽ được đặt gần xương chậu, thấp hơn so với thận cũ.

Nguy cơ nhiễm bệnh cao khi ghép nội tạng. Trong thực tế, khi chúng ta cấy ghép nội tạng, sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cho phần nội tạng còn lại và thuốc sẽ có thể gây bệnh cho các phần khác của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch bình thường bị suy yếu, người bệnh dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm...

Nguy cơ nhiễm bệnh cao khi ghép nội tạng. Trong thực tế, khi chúng ta cấy ghép nội tạng, sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cho phần nội tạng còn lại và thuốc sẽ có thể gây bệnh cho các phần khác của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch bình thường bị suy yếu, người bệnh dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm...

Hoặc đối với các thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch trong phần ghép tạng có thể gây ra các phản ứng phụ, làm người bệnh mất ngủ, thần kinh kích động, rậm lông, phù nề, tăng huyết áp, hay gây ra bệnh tiểu đường. Song ngưng sử dụng thuốc là không thể vì nó sẽ càng đẩy căn bệnh trầm trọng thêm.

Hoặc đối với các thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch trong phần ghép tạng có thể gây ra các phản ứng phụ, làm người bệnh mất ngủ, thần kinh kích động, rậm lông, phù nề, tăng huyết áp, hay gây ra bệnh tiểu đường. Song ngưng sử dụng thuốc là không thể vì nó sẽ càng đẩy căn bệnh trầm trọng thêm.

Cấy ghép tạng kéo theo nạn buôn bán nội tạng. Tuy rằng cấy ghép nội tạng là điều nhân đạo nhưng một số thành phần dựa vào đó để trục lợi bằng cách buôn bán nội tạng. Theo ước tính việc buôn bán nội tạng, hầu hết là bất hợp pháp, có giá trị hàng tỷ USD mỗi năm.

Cấy ghép tạng kéo theo nạn buôn bán nội tạng. Tuy rằng cấy ghép nội tạng là điều nhân đạo nhưng một số thành phần dựa vào đó để trục lợi bằng cách buôn bán nội tạng. Theo ước tính việc buôn bán nội tạng, hầu hết là bất hợp pháp, có giá trị hàng tỷ USD mỗi năm.

Theo tiết lộ của nhà báo Scott Carney, người nghiên cứu và viết một cuốn sách về thị trường chợ đen, sau trận động đất năm 2004, ở Ấn Độ có một ngôi làng chuyên bán thận để có tiền tồn tại. Số lượng thận bất hợp pháp này nhằm phục vụ giới giàu có.

Theo tiết lộ của nhà báo Scott Carney, người nghiên cứu và viết một cuốn sách về thị trường chợ đen, sau trận động đất năm 2004, ở Ấn Độ có một ngôi làng chuyên bán thận để có tiền tồn tại. Số lượng thận bất hợp pháp này nhằm phục vụ giới giàu có.

Vấn đề tôn giáo. Với nhiều tôn giáo trên thế giới, việc cấy ghép thận là trái với đạo đức, tâm linh và xúc phạm đến người chết. Vì quan niệm này mà nghành cấy ghép thận đang bị cản trở. Ở Iran, hầu hết các ca ghép thận được lấy từ người còn sống bởi quan niệm không được xúc phạm người đã chết.

Vấn đề tôn giáo. Với nhiều tôn giáo trên thế giới, việc cấy ghép thận là trái với đạo đức, tâm linh và xúc phạm đến người chết. Vì quan niệm này mà nghành cấy ghép thận đang bị cản trở. Ở Iran, hầu hết các ca ghép thận được lấy từ người còn sống bởi quan niệm không được xúc phạm người đã chết.

Trong khi người theo đạo Kito hay Công giáo dễ dàng chấp nhận việc lấy và ghép tạng thì người Do Thái lại có quan niệm hoàn toàn khác. Đối với họ, một con người vẫn được coi là sống khi trái tim còn đập, kể cả khi người đó chết não. Người Do Thái tin rằng cái chết thực sự chỉ xảy ra khi trái tim con người ngừng đập.

Trong khi người theo đạo Kito hay Công giáo dễ dàng chấp nhận việc lấy và ghép tạng thì người Do Thái lại có quan niệm hoàn toàn khác. Đối với họ, một con người vẫn được coi là sống khi trái tim còn đập, kể cả khi người đó chết não. Người Do Thái tin rằng cái chết thực sự chỉ xảy ra khi trái tim con người ngừng đập.

Cấy ghép nội tạng là lĩnh vực không ngừng nghiên cứu. Ca ghép nội tạng thành công đầu tiên là năm 1950 với thận. Tuy nhiên, sau cấy ghép không lâu bệnh nhân đã tử vong. Đây tiếp tục là vấn đề làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Phải đến 30 năm sau đó, với việc ra đời của thuốc chống thải ghép, phương pháp điều trị bệnh này mới trở thành một cuộc cách mạng trong y học. Thành công của nó đã được trao giải Nobel y học. Để có được ngày hôm nay, đòi hỏi biết bao cuộc phẫu thuật, các công trình nghiên cứu khoa học, y học trên người.

Cấy ghép nội tạng là lĩnh vực không ngừng nghiên cứu. Ca ghép nội tạng thành công đầu tiên là năm 1950 với thận. Tuy nhiên, sau cấy ghép không lâu bệnh nhân đã tử vong. Đây tiếp tục là vấn đề làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Phải đến 30 năm sau đó, với việc ra đời của thuốc chống thải ghép, phương pháp điều trị bệnh này mới trở thành một cuộc cách mạng trong y học. Thành công của nó đã được trao giải Nobel y học. Để có được ngày hôm nay, đòi hỏi biết bao cuộc phẫu thuật, các công trình nghiên cứu khoa học, y học trên người.

Bệnh nhân được ghép nội tạng liệu có sống thọ? Nhiều người may mắn sống sót thêm 10 – 20 năm. Ở bệnh nhân ghép gan thành công, việc sống sau 5 năm cấy ghép đang trở nên phổ biến. Đối với thận, các nhà khoa học cho rằng việc ghép thận từ người còn sống còn làm tăng tuổi thọ cho bệnh nhân.

Bệnh nhân được ghép nội tạng liệu có sống thọ? Nhiều người may mắn sống sót thêm 10 – 20 năm. Ở bệnh nhân ghép gan thành công, việc sống sau 5 năm cấy ghép đang trở nên phổ biến. Đối với thận, các nhà khoa học cho rằng việc ghép thận từ người còn sống còn làm tăng tuổi thọ cho bệnh nhân.

Bệnh nhân ghép tim dường như sống ít thọ nhất so với các tạng khác như thận, gan... Với việc phát triển của ngành khoa học ghép tạng, các nhà khoa học cho rằng trong tương lai không xa tuổi thọ trung bình của bệnh nhân sau ghép tạng cũng sẽ không thua kém gì người bình thường.

Bệnh nhân ghép tim dường như sống ít thọ nhất so với các tạng khác như thận, gan... Với việc phát triển của ngành khoa học ghép tạng, các nhà khoa học cho rằng trong tương lai không xa tuổi thọ trung bình của bệnh nhân sau ghép tạng cũng sẽ không thua kém gì người bình thường.

Hy vọng mới từ máy in 3-D. Sự xuất hiện của máy in 3-D đang trở thành một cuộc cách mạng mới trong y học. Người ta có thể tạo ra bất cứ vật thể 3-D nào chỉ nhờ một chiếc máy in, kể cả các bộ phận trong cơ thể. Đã có nhiều cuộc cấy ghép thành công nhờ máy in 3-D như thay thế mô hình tai, sụn, bàng quang, tử cung... Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu với hy vọng sẽ cho ra đời một cơ quan nội tạng thực sự như thận sinh học từ máy in 3-D. Họ dự tính sẽ phải mất từ 15-20 năm nữa để cho ra đời một quả thận sinh học đầu tiên trên thế giới.

Hy vọng mới từ máy in 3D. Sự xuất hiện của máy in 3D đang trở thành một cuộc cách mạng mới trong y học. Người ta có thể tạo ra bất cứ vật thể 3D nào chỉ nhờ một chiếc máy in, kể cả các bộ phận trong cơ thể. Đã có nhiều cuộc cấy ghép thành công nhờ máy in 3D như thay thế mô hình tai, sụn, bàng quang, tử cung... Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu với hy vọng sẽ cho ra đời một cơ quan nội tạng thực sự như thận sinh học từ máy in 3D. Họ dự tính sẽ phải mất từ 15-20 năm nữa để cho ra đời một quả thận sinh học đầu tiên trên thế giới.

http://kienthuc.net.vn/song-khoe/tiet-lo-gay-soc-ve-hien-cay-ghep-noi-tang-455384.html?p=12

Theo Mi Trần/Báo Kiến Thức

Bạn có thể quan tâm