Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm hiểu về ngành Điều khiển tàu biển

Trường ĐH Giao thông Vận tải đã có thông tin cơ bản về việc giảng dạy, chuẩn đầu ra của các ngành, trong đó có ngành Điều khiển tàu biển.

Tìm hiểu về ngành Điều khiển tàu biển

Trường ĐH Giao thông Vận tải đã có thông tin cơ bản về việc giảng dạy, chuẩn đầu ra của các ngành, trong đó có ngành Điều khiển tàu biển.

>> So sánh ngành kiến trúc công trình và kỹ thuật xây dựng
>> Học ngành cơ khí ra có lo có 'thừa thầy thiếu thợ'?

Dưới đây là những thông tin về đào tạo ngành Điều khiển tàu biển tại ĐH Giao thông Vận tải.

1.  Kiến thức

1.1 Kiến thức giáo dục đại cương

An ninh quốc phòng: Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng, có tác phong quân sự, có tinh thần sẵn sàng phục vụ trong các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc.

Chính trị: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chương trình đào tạo.

Khoa học cơ bản: Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; Có khả năng vận dụng chúng vào việc tiếp cận khai thác các thông tin và kiến thức mới; Có khả năng sử dụng khoa học cơ bản vào nghiên cứu và phát triển học thuật.

Công nghệ thông tin: Có trình độ tin học trình độ B hoặc tương đương. Sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ để tính toán hoặc lập trình đơn giản, sử dụng giải các bài toán hàng hải, tính toán mớn nước, ổn định tàu, sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành hàng hải…

Ngoại ngữ: Có trình độ tiếng Anh cơ bản IELTS 4.0 điểm hoặc tương đương (405-500 điểm TOEIC, 437-473 điểm TOEFL Paper, 123-150 Điểm TOEFL CBT, 41-52 điểm TOEFL iBT, chứng chỉ B theo chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo), ngoài ra còn đáp ứng yêu cầu đọc, viết, nghe, nói tiếng Anh chuyên ngành thông thường.

1.2 Kiến thức cơ sở ngành

Có kiến thức về xác suất, thống kê, lý thuyết sai số để đánh giá độ chính xác của đại lượng đo đạc và nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển.

Ngành Điều khiển tàu biển sẽ giúp thí sinh có kiến thức về động lực học tàu thủy, kết cấu tàu thủy, tự động điều khiển, dẫn tàu an toàn, vận chuyển và bảo quản hàng hóa bằng đường biển

1.3 Kiến thức chuyên ngành

Có kiến thức về động lực học tàu thủy, kết cấu tàu thủy, tự động điều khiển, dẫn tàu an toàn, vận chuyển và bảo quản hàng hóa bằng đường biển;

Có kiến thức cơ bản về luật, kiến thức về môi trường, nắm vững các Công ước và quy định của quốc tế, quốc gia có liên quan đến biển và hoạt động hàng hải; 

Có kiến thức về thương mại quốc tế thông qua buôn bán đường biển, kiến thức về bảo hiểm hàng hải.

2.  Kỹ năng

2.1 Kỹ năng chuyên môn

Có khả năng vận hành thành thạo các hệ thống, trang thiết bị hàng hải bố trí trên tàu thủy một cách an toàn và tối ưu;

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cũng như một số phương pháp cổ điển, tin cậy để dẫn tàu an toàn và kinh tế;

Tính toán ổn định tàu thủy và phương pháp chất xếp, bảo quản, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;

Đọc, hiểu và áp dụng các Công ước, các quy định của quốc tế, quốc gia trong hoạt động hàng hải và bảo vệ môi trường;

Có khả năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý an toàn trên tàu biển và tại các công ty vận tải biển;

Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hàng hải trong công việc chuyên môn. khả năng đọc, hiểu các Công ước, luật hàng hải, các quy định liên quan, đọc, hiểu, viết các văn bản bằng tiếng Anh.

2.2 Kỹ năng mềm

Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

Có tư duy độc lập và sáng tạo; Có khả năng suy luận và thuyết trình logic

3.  Thái độ, hành vi

Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động hàng hải.

4.  Sức khỏe:

Có sức khỏe đáp ứng với điều kiện làm việc trên biển và các công việc có liên quan.

5.  Vị trí đảm nhận, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

Sĩ quan hàng hải mức vận hành, sau một thời gian đi biển được quy định bởi luật nước sử dụng  lao động;

Làm việc ở các công ty Bảo hiểm, Giám định hàng hải, Cảng vụ, Hoa tiêu, Cục hàng hải, các công ty VTB, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, Bảo vệ môi trường biển v.v.

6.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Tiếp tục cập nhật kiến thức để trở thành Sỹ quan quản lý trên tàu biển theo quy định của Cục hàng hải Việt Nam và Công ước Quốc tế về huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW 78/95);

Tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học trong lĩnh vực điều khiển tàu thủy, an toan hàng hải, công ước quốc tế, bảo vệ môi rường, phát triển trang thiết bị, kỹ thuật hàng hải, các hệ thống dẫn tàu…

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Theo Infonet.vn

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm