"Tin juan" không phải ngôn ngữ nước ngoài. Thực chất đây là cách nói lái của cụm từ "tin chuẩn", ngụ ý thông tin chính xác, đáng tin cậy.
Trong bối cảnh thông tin thật giả lẫn lộn, "tin juan chưa?" trở thành câu cửa miệng của giới trẻ, nhắc nhở nhau kiểm tra độ chính xác của thông tin trước khi chia sẻ, và thay cho câu hỏi "thông tin này có đúng không?".
Trào lưu kiểm tra độ chuẩn của tin tức được khơi nguồn từ sự cố chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng trên trang Facebook cá nhân của BLV Trương Anh Ngọc vào năm 2020.
Dưới bài đăng này, một bình luận đặt câu hỏi "tin chuẩn chưa anh?", và ông khẳng định "chuẩn em nhé". Sau đó, BLV phải đính chính và xin lỗi. Sự cố còn tạo nên loạt meme gây sốt một thời.
Cách sử dụng "tin juan" rất đa dạng. Chẳng hạn, khi nghe tin một ngôi sao nổi tiếng sắp mở concert tại TP.HCM, một số người hâm mộ thắc mắc về độ chính xác của tin tức này. Sau khi đã kiểm chứng thông tin, họ sẽ bình luận "tin juan rồi, đồn thôi".
Ngoài "juan", còn có nhiều biến thể khác của từ "chuẩn" được sử dụng trên mạng xã hội như "chuẩn không cần chỉnh", "chuẩn cơm mẹ nấu"...
Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước
Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.