Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Tin nhắn 3 từ lật ngược giả thuyết vụ nổ tàu ngầm Titan

Nhiều chuyên gia cho rằng 5 thành viên phi hành đoàn biết về mối nguy hiểm chết người trước khi con tàu phát nổ. Nhưng những người khác bác bỏ lập luận này.

Liệu 5 người trên tàu lặn Titan có biết họ đang gặp nguy hiểm tính mạng trước khi con tàu nổ tung cách đây 15 tháng?

Nhiều chuyên gia và công chúng đã trả lời câu hỏi này là "Có".

Tuy nhiên, trong hai ngày đầu tiên của phiên điều trần về thảm họa này, bắt đầu từ ngày 16/9, do hội đồng Cảnh sát biển Mỹ tiến hành đã đưa đến các lập luận ủng hộ cho một giả thuyết ngược lại - cho rằng họ không hề biết rằng con tàu sắp nổ tung.

Báo cáo mở đầu của Ban điều tra hàng hải nêu rõ: "Trong suốt quá trình hạ xuống, phi hành đoàn không gửi 'bất kỳ tín hiệu nào cho thấy có sự cố hoặc trường hợp khẩn cấp nào'".

Phát hiện này dựa vào cuộc kiểm tra chính thức về thông tin liên lạc giữa tàu ngầm Titan và tàu mẹ, cũng như phân tích của chuyên gia về hành động cuối cùng của con tàu: Thả trọng lượng.

Phi hành đoàn tìm cách nổi lên trước khi tàu nổ tung?

Tàu ngầm Titan dựa vào một giá đỡ lớn được gắn vào mặt dưới để làm nó nặng hơn và tăng tốc độ hạ xuống vùng nước sâu. Khi gần đến đáy biển, tàu sẽ thả bớt trọng lượng để đạt trạng thái cân bằng - không hạ xuống tiếp và cũng không bị nổi lên.

Kết thúc quá trình lặn, tàu sẽ thả thêm nhiều trọng lượng để bắt đầu nổi lên từ từ. Trong trường hợp khẩn cấp, tàu ngầm có thể thả toàn bộ trọng lượng cùng một lúc giúp nó nhanh chóng nổi lên mặt nước.

Ngay sau thảm kịch, các phương tiện truyền thông đã trích dẫn lời các chuyên gia hàng đầu cho rằng có một kịch bản khủng hoảng như vậy.

no tau titan anh 1

Hình ảnh xác tàu Titan sau khi phát nổ dưới đáy biển được công bố trong phiên điều trần hôm 16/9. Ảnh: OceanGate.

Các chuyên gia cho biết việc thả trọng lượng cho thấy các thành viên phi hành đoàn khi đó biết rằng họ đang gặp nguy hiểm và đang nỗ lực để thực hiện cuộc nổi lên khẩn cấp.

Robert D. Ballard, nhà hải dương học người Mỹ được ghi nhận là người phát hiện ra tàu Titanic năm 1985, nói với ABC News rằng các thành viên phi hành đoàn bắt đầu thả trọng lượng và nổi lên mặt nước, nhưng họ không thể làm được điều đó.

"Tôi chắc rằng họ đang cố gắng giảm trọng lượng và nổi lên nhưng thân tàu đã phát nổ", ông nói thêm.

James Cameron, nhà chế tạo tàu ngầm, cũng lên tiếng về giả thuyết đó: "Những người trong ngành như chúng tôi (ám chỉ các đồng nghiệp trong ngành hải dương học của mình) hiểu rằng họ đã thả trọng lượng để đi lên, họ đang đi lên và cố gắng xử lý tình huống khẩn cấp".

Lập luận tương tự xuất hiện trong vụ kiện trị giá 50 triệu USD được đệ trình vào tháng 8 chống lại nhà sản xuất tàu ngầm OceanGate bởi gia đình của Paul-Henri Nargeolet - một nhà thám hiểm người Pháp nằm trong số những người tử nạn.

Vụ kiện cho biết "trọng lượng được thả" có nghĩa là nhóm đang cố gắng hủy bỏ cuộc lặn. Đơn kiện nói thêm rằng 5 thành viên phi hành đoàn "biết rõ rằng họ sẽ chết", và những người trên tàu "biết đầy đủ về những hỏng hóc không thể khắc phục của tàu, phải trải qua nỗi kinh hoàng và đau khổ về tinh thần".

Họ không hề biết rằng tàu sắp nổ

Phiên điều trần của Cảnh sát biển Mỹ đã công khai những chi tiết mới quan trọng trái ngược với kịch bản bi thảm nêu trên.

Đặc biệt, trong đó tiết lộ một thông tin liên lạc cuối cùng ngắn gọn giữa tàu ngầm và tàu mẹ của nó nêu rằng Titan đã "thả 2 wts" (viết tắt của trọng lượng). Tin nhắn gốc: "dropped two wts".

Trong lời khai hôm 16/9, Tym Catterson, một nhà thầu của OceanGate, người giúp hạ thủy tàu ngầm ngay trước khi nó phát nổ, đã tuyên thệ rằng ông chắc chắn 2 wts - tổng cộng chỉ 32 kg - đã được thả xuống để tàu đạt được lực nổi trung tính và giúp kiểm soát chuyển động tốt hơn khi gần đến đáy biển, chứ không phải để phi hành đoàn quay trở lại mặt nước.

"Từng đó trọng lượng không đủ để quay trở lại mặt nước", Catterson nói về 2 wts được thả. Ông nói thêm rằng khi đó con tàu vẫn khá nặng, vì tổng trọng lượng được mang trên tàu Titan trong một lần lặn thông thường dao động khoảng 90 đến 135 kg - lớn hơn nhiều so với 32 kg.

Cuối lời khai của mình, ông Catterson cho biết các phương tiện truyền thông đưa tin về thảm họa tàu Titan "đã có một ngày bận rộn với thông tin sai lệch và suy đoán".

Phán đoán của riêng ông là những nhà du hành trong chiếc tàu ngầm "không hề biết" rằng một vụ nổ thảm khốc sắp xảy ra.

Phiên điều trần dự kiến​ tiếp tục cho đến ngày 27/9 và khả năng sẽ có thông tin mới được đưa ra ánh sáng.

Nhưng theo đánh giá của chuyên gia cho đến thời điểm này trong quá trình tố tụng, như ông Catterson đã nói, không có thành viên phi hành đoàn nào phải chịu đựng sự đau khổ về mặt tinh thần khi tàu phát nổ dữ dội trong lần lặn cuối cùng.

Khi được hỏi về phản ứng của mình đối với lời khai tại phiên điều trần, ông Cameron, nhà làm phim, đã nói: "Tôi không nên đưa tin đồn về trọng lượng lên truyền hình quốc gia. Trong thế giới ngày nay, chúng ta đã có đủ thông tin sai lệch một cách cố ý, không cần phải thêm vào đó với tin đồn này".

Điều quan trọng mà ông cố gắng nêu ra trong cuộc phỏng vấn với ABC là liệu rằng thảm họa Titan là một "sự bất thường kỳ quái" khi so với hồ sơ hoàn hảo và liên tục trong hơn nửa thế kỷ không có trường hợp tử vong nào khác trong các tàu ngầm có người lái ở độ sâu lớn.

Vào tháng 6, vài tháng trước phiên điều trần chính thức của Cảnh sát biển, Jason D. Neubauer, người chỉ đạo cuộc điều tra, đã bác bỏ tin đồn lan truyền trước đó rằng các thành viên phi hành đoàn biết rằng họ đang đối mặt với cái chết. Trước đó, một bài đăng giả mạo đã kể về thảm kịch rằng 5 người trong con tàu đã vật lộn vô ích để trở lại mặt nước.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Mỹ đòi chủ tàu Singapore bồi thường 100 triệu USD sau thảm họa sập cầu

Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu USD từ chủ sở hữu và người điều hành tàu chở hàng Singapore đã phá hủy cây cầu ở Baltimore.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm