Câu 1: Tỉnh duy nhất của nước ta chưa có thành phố trực thuộc?
Sau khi thị xã Đồng Xoài của tỉnh Bình Phước được nâng cao lên thành phố, Đắk Nông là tỉnh duy nhất của nước ta chưa có thành phố trực thuộc tỉnh. |
Câu 2: Thị xã Gia Nghĩa là tỉnh lỵ của tỉnh nào?
Thị xã Gia Nghĩa được thành lập vào năm 2005. Đây chính là tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Nông hiện nay. Thị xã Gia Nghĩa nằm về phía Tây Nam của Tây Nguyên, có địa hình phức tạp bao gồm nhiều dãy đồi núi mấp mô xen kẽ nhiều khe suối tự nhiên lớn, nhỏ tạo thành dạng địa hình bị chia cắt mạnh. |
Câu 3: Tỉnh Đắk Nông nằm trên cao nguyên nào?
Theo Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Đắk Nông có diện tích 6.509,3 km2, dân số hơn 600 nghìn người, được thành lập vào tháng 1/2004. Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, với độ cao trung bình 600-700 m so với mặt nước biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982 m. |
Câu 4: Đâu là tên của một huyện thộc tỉnh Đắk Nông?
Tỉnh Đắk Nông hiện có 8 đơn vị hành chính gồm 7 huyện Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R'Lấp, Đắk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. |
Câu 5: Dân tộc nào sau đây sinh sống ở Đắk Nông?
Theo Cổng thông tin điện tử của tỉnh, cơ cấu dân tộc đa dạng, có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống chủ yếu là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Gia Nghĩa. |
Câu 6: Tuyến quốc lộ nào sau đây chạy qua tỉnh Đắk Nông?
Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có quốc lộ 14 nối TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách TP.HCM 230 km về phía Bắc và cách thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 230 km về phía Đông. |
Câu 7. Tỉnh Đắk Nông tiếp giáp lãnh thổ quốc gia nào sau đây?
Đắk Nông có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 2 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap. Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đắk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên. |
Câu 8. Dòng sông nào sau đây chảy qua địa phận tỉnh Đắk Nông?
Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng đều là thượng nguồn của sông Sêrêpôk.. |