Câu 1. Nhà mồ là biểu tượng văn hóa của dân tộc thiểu số vùng nào?
Theo Bảo tàng dân tộc học, nhà mồ vừa là công trình kiến trúc độc đáo, vừa là nét văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tiêu biểu là dân tộc Ba Na. Theo quan niệm của người Ba Na, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác - thế giới của hồn ma. Vì vậy, họ tạo ra nhà mồ và tạc ra những bức tượng gỗ với hình thù khác nhau để tiễn đưa và trông coi linh hồn cho người chết. |
Câu 2. Người Ba Na chủ yếu sinh sống ở khu vực nào?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, người Ba Na có rất nhiều tên gọi khác như Bahnar, Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng. Hiện nay ở nước ta, hơn 225 nghìn người Ba Na sinh sống ở khoảng 51 tỉnh/thành, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. |
Câu 3. Ngôi nhà biểu tượng của người Ba Na?
Nhà Rông là biểu tượng văn hóa của người Ba Na. Mỗi làng có một nhà công cộng là nhà Rông to, đẹp. Nhà Rông cao lớn, nổi bật giữa làng, là nơi các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ và góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng. |
Câu 4. Tỉnh nào có số lượng người Ba Na cư trú đông nhất?
Theo Tổng cục Thống kê, người Ba Na cư trú tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Bình Định…. Trong đó, Gia Lai có số lượng người Ba Na cư trú đông nhất với hơn 150 nghìn, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh và 66,1% tổng số người Ba Na tại Việt Nam. Gia Lai cũng là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng nhất Tây Nguyên, xếp thứ hai ở Việt Nam (sau Nghệ An) với diện tích hơn 15 nghìn km2. |
Câu 5. Một loại nhạc cụ truyền thống của người Ba Na?
Nhạc cụ của người Ba Na đa dạng, gồm cồng, chiêng, đàn t’rưng, brọ, khinh khung, gôông, klông pút, kơni, kèn tơ nốt, arơng, tơ tiếp... Trong kho tàng văn nghệ dân gian, họ còn có các làn điệu dân ca, điệu múa trong những ngày hội hay nghi lễ tôn giáo. Những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng nhà mồ... mộc mạc, đơn sơ, nhưng tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na. |
Câu 6. Anh hùng nào sau đây là người Ba Na?
Đinh Núp còn có tên Sar, thường được biết đến với tên gọi anh hùng Núp, là người con tiêu biểu của dân tộc Ba Na. Ông từng lãnh đạo nhân dân Ba Na và Ê Đê đứng lên chống Pháp. Đinh Núp là hình mẫu cho nhân vật Tnú trong tác phẩm "Đất nước đứng lên" của nhà văn Nguyên Ngọc. |
Câu 7. Tiếng nói của người Ba Na thuộc nhóm ngôn ngữ nào?
Theo các nhà nhân chủng học, người Ba Na có nguồn gốc thuộc chủng Indonesia, tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me. Vì sống rải rác trên địa bàn rộng lớn nên phong tục, tập quán của người Ba Na có thay đổi ít nhiều theo phong thổ từng địa phương và sự giao lưu với xã hội bên ngoài. Song, những biến đổi đó không rõ rệt. |
Câu 8. Nhận xét nào chính xác về người Ba Na?
Theo số liệu từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, người Ba Na thường thích ăn bốc, không dùng đũa. Họ thích ở kiểu nhà sàn hình chữ nhật hay hình vuông. Nam nữ Ba Na đều hút thuốc lá. |