Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vì sao nói cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng?

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, rằm tháng giêng là ngày quan trọng. Dân gian có câu “cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng”.

Tet Nguyen Tieu anh 1

Câu 1. Rằm tháng giêng còn được gọi là?

  • Tết Nguyên Tiêu
  • Tết Hạ Nguyên
  • Tết Trung Nguyên
  • Cả 3 tên gọi trên

Rằm tháng giêng còn được gọi với tên khác là Tết Nguyên Tiêu. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Theo thượng tọa Thích Thiện Chiếu - trụ trì chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP.HCM), sở dĩ người dân hay nói “cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng” vì đây là rằm khởi đầu tiên của năm, thích hợp việc ước nguyện điều lành. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết, người Việt coi trọng cái ban đầu, nên không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng.

Tet Nguyen Tieu anh 2

Câu 2. Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ nước nào?

  • Ấn Độ
  • Trung Quốc
  • Nhật Bản
  • Triều Tiên

Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc, ra đời từ những thế kỷ trước công nguyên. Quá trình du nhập vào Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu ở nước ta có sự biến đổi để phù hợp văn hóa người Việt.

Tet Nguyen Tieu anh 3

Câu 3. Dịp Tết Nguyên Tiêu, phật tử thường tụng kinh nào?

  • Thập địa kinh
  • Kinh Kim Cương
  • Kinh Dược Sư
  • Kinh Bát Nhã

Vào dịp Tết Nguyên Tiêu, các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các phật tử cùng tụng niệm, hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Tet Nguyen Tieu anh 4

Câu 4. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là gì?

  • Đêm trăng đầy nhất
  • Đêm trăng đầy nhất của tháng
  • Đêm trăng đầy nhất của năm
  • Đêm trăng đầy nhất của tháng đầu tiên

Theo nghĩa Hán - Việt, "Nguyên" là thứ nhất, "Tiêu" là đêm. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là “đêm trăng đầy nhất của tháng đầu tiên năm mới”. Rằm tháng giêng có nghĩa là đêm sáng khởi đầu của một năm. Theo Phật giáo, rằm tháng giêng là ngày trọng đại, mang ý nghĩa lớn. Dân chúng lên chùa cầu nguyện an lành.

Tet Nguyen Tieu anh 5

Câu 5. Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là?

  • Tết Khai hạ
  • Tết Cả
  • Tết Thượng Nguyên
  • Cả 3 tên gọi trên

Tết Nguyên Tiêu hay rằm tháng giêng, còn được coi là tết Thượng Nguyên. Ngoài ra, ngày này, nó còn được gọi là Tết muộn, bởi dư âm của những ngày Tết Nguyên Đán vẫn còn và nhiều gia đình tiếp tục gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp để những người không may đau yếu vào dịp Tết, đã khỏe mạnh trở lại, hoặc nhiều gia đình có tang dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết "bù"...

Tet Nguyen Tieu anh 6

Câu 6. Theo tín ngưỡng người Việt, rằm tháng giêng cầu gì?

  • Cầu tài lộc
  • Cầu sức khỏe
  • Cầu bình an
  • Cả 3 đáp án trên

Tuy mỗi vùng có quan niệm khác nhau, trong tín ngưỡng của người Việt, rằm tháng giêng có nghĩa lớn nhất là cầu phúc. Lễ rằm tháng giêng, cầu sức khỏe, bình an, tài lộc đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt.

Tet Nguyen Tieu anh 7

Câu 7. Vào dịp Tết Nguyên Tiêu, triều đình phong kiến thường chiêu đãi ai?

  • Đại thần
  • Sứ giả
  • Trạng nguyên
  • Trẻ em

Ngày xưa, vào dịp Tết Nguyên Tiêu, vua chúa có lệ triệu tập các trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại. Về sau, người ta gọi là Tết Trạng nguyên.

Tet Nguyen Tieu anh 8

Câu 8. Quốc gia nào tổ chức Tết Nguyên Tiêu như Việt Nam?

  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Philippines
  • Cả 3 nước trên

Cả 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều có Tết Nguyên Tiệu. Tại Hàn Quốc, rằm tháng giêng là lễ Daeboreum, người dân chơi các trò truyền thống như Samulnori; ở Nhật Bản sẽ là những hoạt động cầu mùa bội thu; tại Philippines có lễ hội diễu hành truyền thống vào ngày rằm tháng giêng, đánh dấu khởi đầu năm mới.

Vì sao quan niệm 'Heo vàng' và 12 con giáp ở nhiều nước lại khác nhau? 12 con giáp là hình ảnh có dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Việt Nam và cả phương Đông, nhưng không phải nước nào cũng có 12 con giáp như nhau.

Tại sao nhà hảo tâm được gọi là Mạnh Thường Quân?

Mạnh Thường Quân là cụm từ dùng chỉ người giàu có, mang tiền của hỗ trợ cho các tổ chức xã hội. Bạn biết gì về biệt danh này?

Theo truyền thuyết, Nam Tào và Bắc Đẩu được giao giữ sổ gì?

Nam Tào và Bắc Đẩu hiện được nhân dân lập đền thờ ở nước ta.

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn: Sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam

Bạn có thể quan tâm