Gia đình tôi trải qua khá nhiều thăng trầm, bố và mẹ không có duyên tiếp tục bên nhau nên đã ly hôn, tôi sống cùng bố. Đối với tôi, lỗi của bố chiếm phần đa, nhưng dần dà tôi trưởng thành hơn, cũng hiểu thêm về con người bố.
Trong ký ức của tôi từ lúc còn thơ bé, bản chất bố không xấu, chỉ là do một thời sai lầm cho nên hôn nhân đi đến đổ vỡ. Hồi đầu, tôi rất khó thích nghi, nhưng dần dần không còn khó chịu nhiều với bố như trước nữa. Khoảng nửa năm nay, tôi và bố cũng đã gần gũi hơn.
Bình thường vào dịp sinh nhật, tôi không cần gì nhiều, có thể chỉ là một câu "chúc mừng sinh nhật" đơn giản cùng nụ cười tươi thôi là tôi đã rất vui rồi. Nhưng bố vốn kiệm lời, sự quan tâm của bố thể hiện qua cử chỉ, hành động nhiều hơn. Tôi cũng hiểu điều đó.
Vào ngày sinh nhật hôm trước, tôi ngạc nhiên với "món quà" bất ngờ từ bố. Câu "chúc mừng sinh nhật" bằng tiếng Hàn Quốc bố cố gắng viết thật đẹp (vì tôi theo học chuyên ngành tiếng Hàn) và lời chúc, cùng tờ tiền 200.000 đồng được kẹp vào cẩn thận, đặt ngay ngắn trên bàn.
"Chúc mừng sinh nhật con. Tuổi mới luôn vui tươi, bình an và đạt được kết quả học tập tốt con nhé. Cố gắng thật nhiều để sau này có cuộc sống tốt hơn. Tuy bố mẹ không ở bên con nhưng luôn thương yêu con và em. Sinh nhật vui vẻ nhé con gái".
Tôi thực sự cảm động, nhưng cũng ngại nói trực tiếp nên chỉ dám nhắn tin cảm ơn bố. Dù tỏ ra hờ hững, tình yêu của bố dành cho tôi hóa ra luôn ở đó, không hề ít ỏi.
(Nguyễn Diễm, Vĩnh Phúc)
'Giải oan' cho Gen Z
Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.