Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Tôi ái ngại khi 30 tuổi vẫn xin việc với vị trí nhân viên

Đến buổi phỏng vấn xin việc cho vị trí game developer (nhân viên phát triển trò chơi), tôi ngại ngùng khi nhận ra mình là người lớn tuổi nhất trong số ứng viên.

Chưa đầy một tháng nữa, tôi sẽ bước sang tuổi 30. Nhìn bạn bè đồng trang lứa khoe nhà, xe trên mạng xã hội, tôi rất lo lắng, cảm thấy áp lực khi mình chưa có trong tay thành tựu gì đáng kể.

Tôi vẫn đang ở trong căn nhà thuê với diện tích 25 m2 và chưa ổn định công việc. Biết tôi đã có bạn gái, bố mẹ ở quê liên tục giục cưới. Tuy nhiên, tôi không tự tin xây dựng gia đình khi chưa thể trở thành trụ cột kinh tế trong nhà.

Bạn gái cũng thấu hiểu và thông cảm cho tôi, song tôi biết em thiệt thòi nhiều. Mỗi dịp lễ, Tết hay ngày kỷ niệm, tôi không thể tặng em những món quà đắt đỏ. Khi đó, tôi thấy em có chút chạnh lòng nhưng không thể hiện hay nói ra.

Sự nghiệp chưa ổn định bởi tôi từng chuyển đổi nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Vừa tốt nghiệp, tôi bắt tay thực hiện một start-up (dự án khởi nghiệp) cùng 2 người bạn. Chúng tôi phát triển và phát hành một số game NFT (trò chơi dựa trên nền tảng tiền kỹ thuật số). Tuy nhiên, thời điểm đó, chúng tôi yếu kém trong việc giáo dục thị trường và thu hút người chơi.

Start-up thất bại sau 3 năm nỗ lực của tôi và những người cộng sự. Sau đó, tôi dành nửa năm để định hướng sự nghiệp. Với tấm bằng cử nhân ngành marketing, tôi quyết định trở lại lĩnh vực này.

Nộp đơn xin việc vào một tập đoàn lớn, tôi may mắn trúng tuyển. Tuy vậy, tôi gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc tại bộ phận.

Công việc của tôi đòi hỏi sự nhạy bén và khả năng bắt kịp xu hướng. Trong khi đó, so với các bạn Gen Z, tôi không mấy nhanh nhẹn trong việc tiếp cận thông tin.

Nhiều lần định bỏ cuộc, song gánh nặng tài chính giữ tôi lại với công việc này. Chỉ hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao và không thể đóng góp thêm những ý tưởng đột phá, tôi vẫn giữ nguyên chức vụ sau 3 năm gắn bó với doanh nghiệp.

Cuối năm nay, tập đoàn thực hiện cắt giảm nhân sự và tối ưu hóa bộ máy. Ngân sách dành cho lương thưởng của nhân viên bị hao hụt do thua lỗ trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tôi lo lắng về khả năng bị sa thải của mình.

Đúng như dự đoán, trong giờ làm việc, sếp gọi tôi vào phòng thông báo quyết định sa thải. Anh cho biết tập đoàn sẽ đền bù cho tôi một khoản trợ cấp thất nghiệp. Dù đã nỗ lực giữ lại nhân sự lâu năm, sếp không thể đi ngược lại với chính sách của tập đoàn.

Bị cho thôi việc trước thềm 30 tuổi, tôi khá hoang mang. Sau một thời gian suy nghĩ, tôi xác định quay trở lại thị trường game với vị trí game developer (nhân viên phát triển trò chơi). Đến buổi phỏng vấn xin việc, tôi nhận ra bản thân là người nhiều tuổi nhất trong số các ứng viên.

Buổi phỏng vấn diễn ra công khai khiến tôi khá ngại ngùng khi trả lời câu hỏi về tuổi tác. Mặc dù nhận được email trúng tuyển sau vòng phỏng vấn, tôi vẫn ái ngại khi bắt đầu một công việc mới ở vị trí thấp nhất khi không còn trẻ.

Trần Hùng (30 tuổi, quận 3, TP.HCM)

Căng thẳng công sở phần lớn đến từ đồng nghiệp xấu tính, bắt nạt

Nhân viên xấu tính, bắt nạt có thể tồn tại ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Cố ngó lơ để được yên thân, hoặc tìm cách trả đũa họ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.

Tiệm cà phê mang sách tới để uống miễn phí ở TP.HCM. Quán cà phê “ Sài Gòn năm xưa” nằm trên đường Nguyễn Khắc Nhu, Quận 1, TPHCM được trang trí theo phong cách Sài Gòn xưa, tạo nên một không gian ấm cúng và lãng mạn. Điều khác biệt ở đây là chiếc kệ dùng để "sách đổi sách", tức là khách hàng tới uống cà phê mang đến cuốn sách của mình và được đổi cuốn sách khác của quán mang về đọc.

Linh Vũ

Illustrator: Mỷ Thi

Bạn có thể quan tâm