Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Khi bạn cường điệu hóa cảm xúc

Một số người có xu hướng nghiêm trọng hóa những cảm xúc tiêu cực của mình. Tuy nhiên, liệu sự giận dữ và buồn bã của bạn có to đùng đến thế?

Kiểm soát cảm xúc tiêu cực là một kỹ năng đòi hỏi sự luyện tập thường xuyên. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels.

Mỗi ngày, chúng ta có thể đối mặt với những cơn giận dữ, nỗi sợ hãi hoặc cảm giác lo âu. Đây là phản ứng tự nhiên của con người trước các sự kiện hoặc biến cố trong cuộc sống.

Tuy nhiên, một số người có thói quen nghiêm trọng hóa những cảm xúc tiêu cực này. Họ có xu hướng thổi phồng vấn đề, cho rằng sự mình rất khổ sở và thậm chí gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Theo các chuyên gia, ai cũng sẽ đối mặt khó khăn và việc cường điệu hóa cảm xúc như vậy chỉ khiến tâm trạng của bạn mãi nặng nề.

Nếu bạn thường rơi vào những lúc như vậy, 4 gợi ý dưới đây từ Psychology Today có thể là giải pháp phù hợp.

kiem soat cam xuc anh 1kiem soat cam xuc anh 2
kiem soat cam xuc anh 3

Bước đầu tiên để đối phó với cảm xúc tiêu cực là thừa nhận chúng. Ảnh: Alena Darmel/Pexels.

Không né tránh cảm xúc

Thay vì liên tục lảng tránh, bạn cần lắng nghe và trực tiếp đối mặt với những cảm xúc tiêu cực của mình.

Cụ thể, bạn nên xác định xem mình đang cảm thấy lo lắng, buồn bã hay thất vọng. Việc gọi tên cụ thể các trạng thái cảm xúc giúp bạn hiểu chính mình hơn.

Bạn cũng có thể phân tích tâm lý dựa trên những phản ứng của cơ thể. Khi thấy khó thở, tức ngực, run rẩy tay, chân, bạn chắc hẳn đang trải qua sự thay đổi tâm trạng lớn. Đây là những tín hiệu bạn cần đặc biệt chú ý.

Việc thừa nhận rằng bản thân đang có những cảm xúc xấu là bước đầu trong việc đối phó với chúng.

kiem soat cam xuc anh 4kiem soat cam xuc anh 5
kiem soat cam xuc anh 6

Bạn cần khoan dung và tránh đổ lỗi cho bản thân. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels.

Khoan dung với bản thân

Trong một số trường hợp, bạn không thể tránh khỏi việc tập trung quá nhiều vào tâm trạng của bản thân.

Từ đó, chúng ta có xu hướng cường điệu hóa những cảm xúc mà mình đang trải qua.

Những phản ứng thái quá này có thể gây khó chịu đối với bạn bè, người thân, đồng nghiệp.

Khi nhận ra những cảm xúc dữ dội của mình ảnh hưởng tiêu cực đến người xung quanh, bạn sẽ dễ dàng tự trách móc và đổ lỗi cho chính mình.

Tuy nhiên, điều chúng ta nên làm trong tình huống đó là thông cảm và tha thứ cho chính mình. Sau đó, bạn có thể giải thích và xin lỗi những người đã phải chứng kiến và chịu đựng sự nghiêm trọng hóa đó.

kiem soat cam xuc anh 7kiem soat cam xuc anh 8
kiem soat cam xuc anh 9

Bạn cần xác định những điều thực sự quan trọng để gạt bỏ cơn phẫn nộ, buồn bã. Ảnh: Ron Lach/Pexels.

Có nhất thiết phải tức giận, buồn bã đến vậy?

Khi nhận thấy bản thân đang phản ứng gay gắt thái quá về một vấn đề, bạn cần đánh giá lại tình huống và xác định điều quan trọng với mình.

Nếu những vấn đề gây ra cảm xúc tiêu cực không thực sự quan trọng, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua chúng. Hành động gạt sang một bên này sẽ làm dịu cơn cáu giận, phẫn nộ, buồn bã của bạn.

Để xác định những điều có ý nghĩa đặc biệt với cuộc sống của mình, bạn nên tự đặt các câu hỏi sau:

  • Tôi có thực sự muốn tương tác với người đối diện không?
  • Tôi có muốn tạo ra rắc rối mới không?
  • Tôi có cần đứng lên đấu tranh vì người khác không?
  • Tôi có đang tốn năng lượng của bản thân cho những người xung quanh không?
kiem soat cam xuc anh 10kiem soat cam xuc anh 11
kiem soat cam xuc anh 12

Bạn có thể lựa chọn nhiều phương pháp làm dịu cơn nóng giận và nỗi buồn. Ảnh: Arina KrasnikovaPexels.

Linh hoạt lựa chọn cách ứng phó

Những cảm xúc mãnh liệt sẽ nguôi ngoai dần theo thời gian. Chúng ta đều có khả năng kiểm soát và điều tiết chúng.

Để làm dịu những cơn nóng giận, bạn có thể làm theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý.

Cụ thể, bạn nên thực hành bài tập hít thở sâu, ghi lại những điều nhỏ bé đẹp đẽ, khám phá thiên nhiên, xem hài kịch, thiền, kết nối với những người thành thạo kỹ năng làm chủ cảm xúc.

Tuy nhiên, bạn không nên thúc ép bản thân tìm ra cách giải quyết ngay lập tức.

Sau khi thử một phương pháp và thất bại, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác thay vì nhanh chóng bỏ cuộc. Quá trình này cần thời gian và sự kiên nhẫn luyện tập.

Càng thả lỏng cơ thể và tâm trí, bạn càng dễ dàng hoàn thành mục tiêu loại bỏ những cảm xúc tiêu cực.

Chia tay khi đang chung sống

Chấm dứt mối quan hệ vốn là chuyện khó khăn. Song, nó lại càng gây mệt mỏi hơn khi hai người đang trong quá trình chung sống. Trao đổi về tài chính, dọn ra riêng là việc nên làm.

Helly Tống: Tôi đọc sách để tưởng tượng và lắng nghe chính mình'. Chia sẻ với Zing Lifestyle, Helly Tống nói điều làm cô thích nhất ở một cuốn sách là ngôn ngữ, cảm xúc và mạch truyện. 9X cho biết khi tò mò về một nhân vật nào đó, cô sẽ dành nhiều thời gian xem tài liệu về họ.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm