Tôi đã lặng đi trong lần đầu tiên tiếp xúc với anh. Đó là một buổi tối mùa hè ở công an tỉnh Hà Tây, khi ấy Hà Tây chưa sát nhập vào Hà Nôi. Phạm Đình Cử và bạn học cùng lớp với anh ta, hai đứa ngồi trên chiếc ghế mà chân chúng còn đung đưa vì không chạm đất.
Hai đứa trẻ 14 tuổi phạm tội tày đình, họ vừa gây ra vụ sát hại em bé 5 tuổi để tống tiền cha mẹ của em. Tôi cũng như điều tra viên khi ấy ngồi hỏi hai đứa trẻ, thỉnh thoảng phải dừng lại để thở vì cảm xúc nghẹn ngào chua xót cứ dâng lên.
Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với những kẻ phạm tội giết người mà tuổi đời còn rất trẻ. Nỗi ám ảnh nhất đối với tôi khi đó là ánh mắt lì lợm của Cử, anh nhát gừng kể lại vụ án như tường thuật một trò chơi mà hàng ngày nó vẫn chơi ở lớp.
Gặp lại Cử sau vài năm thụ án ở Trại giam Nam Hà, đứa trẻ nhỏ thó gầy guộc ngày nào với đôi mắt lì lợm không cảm xúc đã cởi mở hơn, đã thân thiện hơn. Nó khoe tôi chồng sách mà phần lớn trong ấy là sách Khổng Tử với ánh mắt lấp lánh.
Cử nói rằng, độc sách thánh hiền giúp anh ta sống chậm hơn. Chợt hình dung Cử của những năm về trước, một học sinh lớp 8, ham chơi hơn học. Mải chơi nên cô giáo phải bầu cho anh ta chức lớp phó lao động, kiểu chức Bật Mã Ôn, những mong nó có trách nhiệm, đóng góp cho những hoạt động thi đua của lớp.
Ngày đó, anh ta nghiện trò chơi điện tử. Cử ngồi trong lớp cũng mơ thấy cảnh đánh đấm, chém giết nhau.
Trong lớp, Cử chơi thân với Trọng, một đứa cũng ham chơi. Hai nam sinh dành dụm từng đồng quà sáng bố mẹ cho để nướng vào các hàng Internet quanh trường học. Khi hết tiền chơi, chúng chụm đầu bàn cách kiếm tiền. Không ngờ, thằng Cử nghĩ ngay tới đứa em họ 5 tuổi đang đi mẫu giáo.
Trong đầu chúng nghĩ ngay tới kịch bản bắt cóc tống tiền như rất nhiều cảnh bạo lực hoặc phim nước ngoài mà chũng vẫn xem. Hãy đọc lại một đoạn trích trong bức thư tống tiền mà nó gửi cho mẹ nạn nhân: “Nếu mày muốn con mày sống an toàn trở về thì phải nộp 30 triệu đồng, cho vào túi nylon đen, đặt ở thùng rác trước cửa nhà… Nếu nộp chậm, con mày mỗi ngày bị chặt một ngón tay".
Phạm Đình Cử trong giờ cải tạo lao động. |
Tinh quái đến nỗi, Trọng còn dung tay trái để viết nhằm làm cho nét chữ nguệch ngoặc, để không ai nhận ra chữ của nó. Tuy nhiên, dưới gốc độ điều trà thì “tay nghề” của chúng chỉ “hạng ruồi”. Khi nhận được thông tin về một vụ sát hại đứa trẻ dã man, xác bị vứt ở giữa cánh đồng, kèm với những thông tin mà gia đình nạn nhận cung cấp, Công an tỉnh Hà Tây đã sàng lọc dần dần và thủ phạm cuối cùng không ai khác chính là đứa anh họ của nạn nhận, tên là Phạm Đình Cử.
Tôi còn nhớ cảm giác giận run người khi nghe hai đứa trẻ khai nhận tội lỗi. Chúng còn bé quá.
Ký ức buồn là một điều không bao giờ có thể xóa nhòa đối với bất cứ ai, huống hồ kỳ ức của Cử không những buồn mà còn day dứt ám ảnh. Cử kể rằng, từ khi gây ra vụ án đến nay anh ta ám ảnh trong từng giấc ngủ, trong từng bữa ăn. Lúc nào đó, lao động mệt nhoài hoặc tham gia các hoạt động thể thao vui chơi, văn nghệ của trại thì nó tạm quên đi, nhưng cứ trước khi chợp mắt, thì những hình ảnh tội lỗi lại như thước phim quay chậm bủa vây quanh nó. Cử bảo, đó là hình phạt nặng nề nhất đối với bản thân, hơn tất cả mọi bản án, dù là nghiêm khắc nhất của pháp luật dành cho mình.
Tôi thực sự ngạc nhiên là chỉ sau vài năm, kẻ phạm tội đã trưởng thành hơn rất nhiều, đã nghĩ được nhiều điều tử tế. Giá mà cũng là nó lúc trước, cũng là nó với những suy nghĩ chin chắn của bây giờ thì cuộc đời nó có lẽ đã không có ngày hôm nay. Đứa trẻ tội nghiệp đã không vĩnh viễn ra đi mà không hiểu vì lý do gì.
Nhiều khi tôi cứ tự an ủi chính mình và bạn độc, con người ta khi phạm tội, là lúc nào đó phần người nó bị biến đi đâu mất, kiểu như bị ma làm, quỷ ám chứ không còn là chính họ nữa. Bởi, Cử đâu có thù hận gì với bé T. cũng như gia đình bé, vậy mà hôm đưa tang bé, cả xóm khóc ngất vì thương bé thì mặt nó vẫn trơ ra vô cảm, đến nỗi cha của Cử khi gặp nó ở cơ quan công an trong vai trò người giám hộ đã phải gào lên những tiếng tuyệt vọng: “Sao con ác thế, sao con không thương em? Tại sao chưa bao giờ bố nhìn thấy con khóc vì người than…”.
12 năm tù giam là cái án dành cho Cử, bởi khi gây án là nó vừa tròn 14 tuổi 2 ngày, còn thằng Trọng gây án khi chưa đủ 14 tuổi nên nó được cho đi trường giáo dưỡng. Bây giờ thì Trọng đã được về rồi. Đứa trẻ này cũng khiến tôi vô cùng ám ảnh. Khi nó bị bắt ở Công an tỉnh Hà Tây, tôi ngồi hỏi chuyện nó gần như suốt buổi tối, nó hồn nhiên kể chuyện trường lớp, nó nói nhiều hơn thằng Cử.
Tôi hỏi, đêm cháu ngủ với ai, nó bảo từ ngày mẹ sinh em bé, nó không được ôm mẹ ngủ nữa nên nó xin mẹ mua cho con gấu bông để đêm nào cũng ôm ngủ cho đỡ sợ…ma. Nhìn nó hồn nhiên rít một hơi hết hộp sữa, ăn hết nửa cái bánh mỳ pate mà tôi đưa cho, rồi vươn vai ngáp một cái rõ to: “Ôi cháu buồn ngủ quá!”, tôi phải bỏ ra ngoài vì uất nghẹn. “Nhiều đêm cháu không ngủ được, nhất là những ngày được nghỉ lao động, cháu thức chong chong. Cháu không lý giải được tại sao mình lại làm thế, nghĩ lại cháu còn sởn cả tóc gáy và ghê tởm chính mình”.
Còn nhớ ngày đó, chúng tôi nằng nặc đòi theo chân các điều tra viên ra hiện trường nhưng thật may mắn là các anh đã cản lại và nhất định không cho ra, bởi lý do duy nhất “các em sẽ bị ám ảnh cả đời”. Quả là ám ảnh! Đến chính những người than yêu nhất của Cử khi được mời lên giám hộ còn sốc, không thể tin nổi những gì con cái mình gây ra. Tôi nhớ người cha của Cử khi ấy cử ngửa mặt lên trời đấm ngực thùm thụp, bởi sự thật quá sức chịu đựng đối với anh cũng như gia đình và dư luận.
Trong suốt thời gian nó bị bắt tạm giam, mẹ của Cử chưa một lần nào vào thăm nó, cú sốc đã khiến chị như một người thâm thần. Bao nhiêu hy vọng đặt vào đứa con trai giờ tan như mây khói. Chồng chị còn làm hẳn mảnh vườn để hàng ngày dạy con lao động.
Anh chị còn mua cả máy vi tính để những lúc học xong nó giải trí, nhưng nó đã không thoát khỏi vòng nghiệt ngã. Một thời gian dài chị như người ngã núi, sống không bằng chết.
Cán bộ quản giáo hướng dẫn Phạm Đình Cử lao động. |
Mãi đến sau này, khi nó được đưa vào Trại giam Năm Hà thụ án, thì Cử mới được gặp mẹ. Lần đầu tiên sau một thời gian dài nó mới được gục vào ngực mẹ mà khóc. Hai mẹ con ôm nhau nức nở, nó xin lỗi mẹ, xin bố mẹ đến thắp hương cho em T., cầu xin em tha thứ. Hàng tháng, bố mẹ lên thăm đều mang sách truyện lên cho nó. Lần nào mẹ nó cũng hỏi một câu, “ tại sao con lại làm thế với em hả con?, và cho đến bây giờ, Cử vẫn không trả lời được.
Cử chăm chỉ lao động. Anh được bạn tù đánh giá là hiền lành, cán bộ quản giáo nói nó chấp hành nghiêm túc. Cử ít nói, lầm lì như vốn dĩ, nhưng nó không chành chọe ai, sống khép mình. Nó chỉ biết cun cút làm việc. Tối về, trong khi các bạn tù ngồi buôn chuyện, tán gẫu hoặc xem ti vi thì nó lặng lẽ lôi sách ra đọc. Nó nghiến ngấu tất cả các quyển sách, quyển truyện mà bố mẹ mang vào. Có những quyển đọc đến tận trang bìa. Niềm vui duy nhất của Cử giờ đây là sách.
Có thể nào hình dung được không, một đứa trẻ từng thản nhiên kể về tội ác, trơ đôi mắt ráo hoảnh trước nỗi đau của cha mẹ, của gia đình nạn nhận, giờ đây lại thuộc long từng bài dạy của Khổng Tử.
Tôi giật mình khi nghe nó kể say sưa về cuộc đời Khổng Tử và những câu triết lý sống mà nó thuộc nắm lòng. “Em học được gì ở đó?”. “ Em học được cách làm người chị ạ. Khó thật, nhưng em sẽ cố”. Vẫn gương mặt ấy nhưng ánh mắt không còn lỳ lợm, Cử cởi mở chia sẻ về những lỗi lầm của mình với nỗi ân hạn, xót xa… Nó muốn được sống lương thiện trở về.
Các bộ trại giam kể, Cử là phạm nhân trẻ nhất. Trại vốn không có phạm nhân nữ nên các tiết mục văn nghệ, Cử hay được tham gia múa phụ họa. Những lúc ấy, Cử như được sống lại quãng đời học sinh của mình. Ngày ở trường, nó cũng thường xuyên tham gia các doạt động thi đua, giờ bạn bè Cử đứa đã vào đại học, đứa đi học nghề, còn nó thì vẫn phải tiếp tục trẻ án.
Cử hào hứng kể về đêm văn nghệ, nó bảo hội diễn ở đây vui lắm. Nhưng không khí sôi động đó làm nó nhớ nhà, nhớ các bạn, nhiều lúc ữa nước mắt. Ngày ở nhà, bố mẹ đã hướng cho nó theo nghề điện của bố hoặc nghề y của mẹ. Cử thích cả hai nghề và nó bảo, nghề nào nếu được học cẩn thận nó đều có thể làm tốt.
Ước mơ dở dang của Cử không biết có được viết tiếp hay không, nhưng tôi biết, từ trong sâu thẳm, nó đã thay đổi, nó luôn phấn đấu cải tạo tốt để chuộc lỗi lầm. Nó còn mong sau này ra trại sẽ tiếp tục cắp sách tới trường, học lại những gì dang dở. Đã mấy cái Tết trôi qua trong trại giam, Cử vẫn có đầy đủ bánh chưng, giò, bánh kẹo… nhưng chưa khi nào nó thôi day dứt và nghĩ về một cái tết đoàn viên.
Hỏi tết thường làm gì, Cử bảo vẫn đọc sách. Đọc sách giúp anh ta thanh lọc tâm hồn, nghĩ tới nhiều điều lương thiện.
Ngày trước, tôi luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi, sau này, hai đứa trẻ ấy sẽ lớn lên như thế nào giữa cuộc đời này, nhưng giờ thì tôi không còn hoang mang nữa, bởi tôi luôn tin, khi một người đã tìm thấy chính mình trong những cuốn sách, đã tự biết tâm hồn mình đang hàng ngày được gột rửa, thì người đó hẳn đang trên hành trình phục thiện.
Không phải đến tết mùa xuân mới về, mà mùa xuân sẽ luôn đâm chồi nảy lộc trong mỗi con người khi họ biết hướng tới cái thiện.