Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tội nghiệp người lớn!

Tiếng kêu thảng thốt của một bà mẹ làm chúng ta giật mình: “Tôi đứng bên lề cuộc đời của con!”. Đứa con đã treo một tấm bảng trước cửa phòng với dòng chữ: “My room, my mess, and my business!” (Phòng của tôi, sự lộn xộn của tôi và đó là chuyện của tôi”)

Tội nghiệp người lớn!

Tiếng kêu thảng thốt của một bà mẹ làm chúng ta giật mình: “Tôi đứng bên lề cuộc đời của con!”. Đứa con đã treo một tấm bảng trước cửa phòng với dòng chữ: “My room, my mess, and my business!” (Phòng của tôi, sự lộn xộn của tôi và đó là chuyện của tôi”)

Tội nghiệp người lớn!
Thế giới phẳng, thời đại @, windows - cửa sổ nhiều mặt - con người cũng nhiều mặt

Phải hiểu thêm: “Mắc mớ gì mấy người mà mấy người xía vô?”!

Đó là phản ứng của đứa con tuổi mới lớn khi người mẹ vào dọn dẹp phòng vì sự bừa bãi chịu không nổi của nó! Chịu không nổi là với bà mẹ, chứ đối với đứa con thì đó lại là niềm hạnh phúc - trong sự bừa bãi đó. Có một khoảng cách mới đó mà đã quá xa! Con ở vào thời @, thời windows - dồn dập, chồng chất, nhiều bộ mặt cùng lúc - trong khi mẹ chỉ mỗi con đường trước mắt: “môn đăng hộ đối”!

Trẻ không ngây thơ như ta tưởng! Người lớn mới ngây thơ. Con nhìn ra những “windows” đó mà mẹ nhìn không ra. Tội nghiệp người lớn chúng ta! Bảo cha mẹ phải dạy con thì thật là vượt quá tầm tay họ.

May mà bà mẹ này có biết ít nhiều tiếng Anh để hiểu câu con viết, chứ không thì con và mẹ càng không thể giao tiếp! Những lời cha mẹ dạy không chỉ là nước đổ lá khoai mà còn khiến con cười thầm trong bụng: cha mẹ ngờ nghệch, có biết gì đâu. Trách cha mẹ cũng tội nghiệp. Người mẹ trên báo Tuổi Trẻ nói: chị nhớ lại một lần khi coi phim Nhật ký Vàng Anh, con gái chị trề môi: mấy nhỏ trong phim giả bộ ngây thơ cụ, chỉ toàn là tình bạn trong sáng xạo! Quả nhiên qua sự cố “Vàng Anh” trên mạng, con chị lại càng thản nhiên: “Đứa nào cũng thế, có gì mà coi!”. Chị như rơi xuống vực: “Liệu con mình có thế không?”.

Có thế thì sao? Có thế thì sao nào? Chuyện quan trọng có lẽ không phải có thế hay không có thế. Nó sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của nó, về cuộc đời của nó. Nó lớn rồi! Ở tuổi đó, sự kiểm soát từ bên ngoài của cha mẹ đã chuyển thành sự kiểm soát tự bên trong rồi. Nó đã “khôn nhờ dại chịu”! Vấn đề ở chỗ: dạy nó cách nào từ thuở nhỏ để nó biết đường chọn lựa khi có hành vi nào đó -  nhất là hành vi tính dục, ít ra cũng tránh được những nguy cơ AIDS, giang mai, lậu, hột xoài… các thứ! Thế giới vừa công bố: AIDS ngày càng “trẻ hóa”! Tuổi mắc bệnh hầu hết rất trẻ qua con đường tình dục không an toàn và chết vào khoảng tuổi “tam thập nhi lập”, tuổi lao động chính của gia đình và xã hội.       

Thế giới phẳng, thời đại @, windows - cửa sổ nhiều mặt - con người cũng nhiều mặt. Cha mẹ bơ vơ hơn bao giờ hết. Mới thôi, 8X nhìn 9X đã ngẩn ngơ rồi huống hồ thế hệ cha ông! Cha mẹ kiểm soát cách nào đây? Không. Chỉ có chính bản thân trẻ tự kiểm soát lấy mình. Yên tâm đi. Nó sáng suốt hơn ta tưởng. Nó biết tỏng: “Chỉ toàn là tình bạn trong sáng xạo” trong khi ta tưởng thiệt. Nhớ lại không lâu trước đây, những người lớn chúng ta lần đầu tiên ra nước ngoài, ngượng ngập, tò mò lật qua lật lại mấy tạp chí sex bày ngoài phố nhưng không hề thấy có một em vị thành niên nào đứng coi. “Có gì mà coi. đứa nào cũng vậy!”.

Thì ra nó đã được “chủng ngừa”! Nó biết cái nào tốt, cái nào xấu, cái nào nên, cái nào không để tự bảo vệ mình. Nó chuyển sự kiểm soát từ bên ngoài của cha mẹ thành sự tự kiểm soát ở bên trong.

Ai sẽ giúp trẻ vượt qua sóng gió của tuổi mới lớn? Ai sẽ “chủng ngừa” cho trẻ bây giờ? Chính nhà trường! Môn giáo dục sức khỏe nói chung và giáo dục giới tính nói riêng phải được dạy từ trong nhà trường. Do vậy, phải đào tạo các thầy cô chuyên ngành từ trong các trường sư phạm. Dạy thiết thực, dạy để sống, dạy để làm người trước đã. Chuyện “toán, lý, hóa” cũng cần thiết, nhưng sẽ được học dài dài, học trọn đời, chỉ cần dạy cách học cho trẻ. Không phải vô cớ mà ở Anh quốc ngày nay, người ta đã đưa môn “hạnh phúc học” vào dạy trong nhà trường!

Nhưng nhìn ở một góc độ khác, ta cũng sẽ giật mình thấy thật ra trong thế giới phẳng, thế giới @, windows hiện nay, những đứa trẻ ngổ ngáo nhất, bạt mạng nhất lại là những đứa  bơ vơ, “không nơi nương tựa”, đầy hoang mang và lo sợ nhất, cần được quan tâm đặc biệt của gia đình và xã hội. Người lớn cần bắt nhịp với trẻ, hiểu trẻ, vì có hiểu mới thương. Hơn bao giờ hết, trẻ cần được chỉ rõ điều hay lẽ thiệt từ người lớn để tự quyết định.

ĐỖ HỒNG NGỌC

Theo Tuổi Trẻ

Theo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm