Câu 1: Bộ luật nào của người Việt quy định quan hệ với trẻ em bị treo cổ?
Luật Gia Long thời Nguyễn và luật Hồng Đức thời Hậu Lê đều quy định kẻ nào quan hệ với trẻ em từ 12 tuổi trở xuống, dù được đồng thuận, vẫn bị xử theo tội giảo (thắt cổ); nếu như chưa thực hiện được hành vi thì bị phạt 100 trượng và bắt lưu đày 3.000 dặm. |
Câu 2: Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới triều vua nào?
Luật Hồng Đức được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497), hiện được bảo tồn nguyên vẹn. Bộ luật đã thể hiện quan điểm trị nước tiến bộ của nhà Hậu Lê lúc bấy giờ. |
Câu 3: Luật Hồng Đức có tất cả mấy trăm điều?
Luật Hồng Đức có tổng cộng 13 chương, 722 điều, quy định rất chi tiết những định chế quản lý xã hội trên các mặt. Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán - Nôm (Hà Nội). |
Câu 4: Luật Hồng Đức còn có tên khác là?
Luật Hồng Đức còn có những tên gọi khác như Quốc triều hình luật và Lê triều hình luật. Trong đó, bản Quốc triều hình luật mang ký hiệu A.341, in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất. |
Câu 5: Tên một chương trong luật Hồng Đức?
Luật Hồng Đức có 13 chương theo thứ tự như sau: Danh lệ (49 điều), Vệ cấm (47 điều), Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều), Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian (10 điều), Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều), Trá ngụy (38 điều), Tạp luật (92 điều), Bộ vong (13 điều), Đoán ngục (65 điều). |
Câu 6. Tội nào bị xếp vào “thập ác” theo luật Hồng Đức?
Thập ác là 10 tội nguy hiểm nhất của xã hội, bị xử phạt rất nặng. Tội thập áp liên quan vương quyền; tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo; các nhóm tội nguy hiểm khác trong xã hội. Cả 3 tội trên đều nằm trong nhóm "thập ác", người phạm tội chắc chắn phải nhận án tử. |
Câu 7. Ngũ hình trong luật Hồng Đức nghĩa là?
Ngũ hình có nghĩa 5 hình thức thi hành hình phạt đối với phạm nhân sau khi đã được kết án. Ngũ hình bao gồm: Xuy (đánh bằng roi), Trượng (đánh bằng gậy), Đồ (bị phạt đánh trượng, phải đi phu), Lưu (bắt đi đày), Tử (giết) |
Câu 8. Phạm nhân bị kết án "biếm tư" có nghĩa là?
Theo Luật Hồng Đức và các bộ luật phong kiến khác, "biếm tư" bao gồm các bậc từ 1 đến 5 tư. Đó là một hình thức hạ thấp tư cách của người bị phạt. Ngoài ra, người bị phạt còn phải chịu đánh roi (xuy hoặc trượng). |