Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tôi tin Bí thư Thăng cấm dạy thêm sẽ giảm bệnh thành tích'

"Học sinh nếu không tôn sư, liệu các em có còn trọng đạo? Còn gì để phấn đấu nếu bài kiểm tra nào cũng 8, 9, 10, cả lớp cuối năm đều đạt học sinh giỏi?", thầy Trần Quốc Anh nêu.

Tại các thành phố lớn, việc dạy, học thêm không còn xa lạ. Tuy nhiên, vấn đề dạy và học thế nào cho đúng cách vẫn luôn là câu hỏi mà cả xã hội đang đi tìm câu trả lời.

Với vấn đề đặt ra đang được xã hội quan tâm - dạy, học thêm ở trường - tôi thấu hiểu và đồng cảm với những đồng nghiệp. Sĩ số lớp thường đông, trình độ học sinh không đồng đều nên việc truyền đạt kiến thức hiệu quả tới tất cả các em là điều không thể.

Thực trạng đó dẫn tới dạy thêm tại trường, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, cũng như đáp ứng nhu cầu mong mỏi của phụ huynh, học sinh trước những kỳ thi.

Nhưng do không có cơ chế quản lý phù hợp, hoạt động chính đáng này dần bị "biến tướng", trở thành nỗi lo ám ảnh của phụ huynh, học sinh và toàn xã hội.

Tôi là giáo viên luyện thi bậc phổ thông cho cả cấp hai và ba, học sinh theo học mỗi năm đều đến từ các trường THCS và THPT ở Hà Nội. Trong đó, khoảng 90% học sinh cho biết, các em đều “bị bắt học thêm ở trường”. Lý do đơn giản là “cả lớp em đều đi học, ai không đi sẽ bị điểm kém”.

cam day them hoc them anh 1
Giáo viên trẻ Trần Quốc Anh cho rằng nên cấm dạy thêm ở trường.

Nhiều giáo viên dạy thêm kiến thức, thậm chí luyện đề để đến bài kiểm tra học sinh làm tốt bài. Thậm chí, nhiều em được ưu ái điểm cao do đi học thêm.

Vì thế, tôi hoàn toàn đồng tình với Bí thư Đinh La Thăng về quan điểm chấn chỉnh, nghiêm cấm tình trạng dạy thêm, học thêm trong trường học. Thay vào đó, giáo viên cần phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi (nếu dạy ở trường không được thu tiền).

Tôi tin quan điểm của Bí thư Đinh La Thăng sẽ làm giảm bớt bệnh thành tích và nhiều tiêu cực khác, đồng thời sẽ tạo ra cơ chế tốt cùng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Một giáo viên "cưỡng ép" học sinh phải học thêm là những người không đủ chuyên môn. Thậm chí, tôi biết có nơi hiệu trưởng (hoặc hiệu phó) còn chỉ đạo, cũng như “quán triệt tư tưởng” này với giáo viên trong trường để ăn chia cùng nhau.

Học để lấy điểm, thành tích; học thêm để vừa lòng giáo viên là giết chết nền giáo dục. Khi học sinh không còn tôn sư thì liệu các em có trọng đạo? Còn đâu là mục đích phấn đấu khi bài kiểm tra nào cũng đạt điểm 8, 9, 10, cả lớp cuối năm đều là học sinh giỏi, lý do bởi đi học thêm?

Điều quan trọng, các lớp dạy thêm ở trường liệu có thực sự hiệu quả? Cha mẹ thì phải đóng học phí, đưa đón con. Nếu tham khảo ý kiến của phần lớn học sinh thi đỗ trường chuyên, lớp chọn, đại học, tôi tin hầu hết các em đều tự học hoặc tham gia các lớp bên ngoài.

Việc chấm dứt dạy thêm ở trường cũng thể hiện sự công bằng. Hãy để các giáo viên cạnh tranh năng lực. Bất cứ ngành nghề nào, muốn làm giàu cũng cần đam mê và không ngừng học hỏi.

'Cấm dạy thêm ở trường, tôi sẽ dạy thêm ở nhà'

Thạc sĩ Trương Phạm Hoài Chung - tốt nghiệp ĐH Harvard, Mỹ - cho rằng, nếu cấm dạy, học thêm ở trường mà không thay đổi chương trình, chế độ lương bổng, có thể dẫn đến biến tướng.

Thầy Trần Quốc Anh là cựu học sinh THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, giáo viên luyện thi Toán tại Hà Nội.

Giáo viên trẻ từng xuất bản sách tại nước ngoài, là tác giả của hơn 10 đầu sách tham khảo dành cho học sinh THPT.

Thầy giáo 8X thường xuyên tham gia giảng dạy đội tuyển Toán cho nhiều trường chuyên tại Hà Nội, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

'Cấm dạy thêm ở trường, tôi sẽ dạy thêm ở nhà'

Thạc sĩ Trương Phạm Hoài Chung - tốt nghiệp ĐH Harvard, Mỹ - cho rằng, nếu cấm dạy, học thêm ở trường mà không thay đổi chương trình, chế độ lương bổng, có thể dẫn đến biến tướng.



Giáo viên Trần Quốc Anh

Bạn có thể quan tâm