Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tốt nghiệp xong mới đăng ký vào đại học

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, dù phương án thi nào được áp dụng thì học sinh vẫn học bình thường với chương trình SGK hiện nay cho đến khi có chương trình và SGK mới.

Một kỳ thi quốc gia: Cả thầy và trò đều phải nỗ lực

- Xin Thứ trưởng cho biết về những điểm mới liên quan đến thí sinh dự kiến sẽ triển khai tại kỳ thi quốc gia vào năm 2015? Quá trình dạy và học ngay từ bây giờ phải thay đổi như thế nào để thích ứng với những đổi mới thi và tuyển sinh vào năm tới?

Về nội dung thi, không có gì thay đổi, vẫn nằm trong kiến thức phổ thông. Phương pháp học tập của học sinh cũng không yêu cầu thay đổi gì nhiều.

Những năm gần đây, học sinh đã làm quen với hướng ra đề thi mới như đề mở, không yêu cầu học thuộc lòng một cách máy móc, tăng cường kiểm tra năng lực, tư duy và khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Do đó, dù phương án thi nào được áp dụng thì học sinh vẫn tiếp tục học bình thường với chương trình sách giáo khoa hiện nay cho đến khi có chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga:
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: "Dù phương án thi nào được áp dụng thì thí sinh vẫn học bình thường".

- Một trong những điểm mới của kỳ thi quốc gia được Bộ GD-ĐT dự kiến triển khai là thí sinh thi xong mới đăng ký thi đại học. Điều này có gây thiệt thòi cho những đại học top giữa và dưới vì không tuyển được thí sinh giỏi. Ý kiến của Thứ trưởng về lập luận này?

- Qui định đăng ký xét tuyển vào ngành, trường sau khi đã có kết quả thi trong dự thảo đề án là điểm mới cơ bản về tuyển sinh.

Đây cũng là mô hình tuyển sinh áp dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Ưu điểm thấy rõ của phương án này là công khai, minh bạch, rõ ràng, tránh sự may rủi; cả nhà trường và thí sinh đều phải nỗ lực để đạt được mục tiêu mong muốn.

Nhà trường muốn tuyển được thí sinh giỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng uy tín. Thí sinh muốn trúng tuyển vào trường có uy tín thì phải phấn đấu hết mình.

Vì vậy, nếu được áp dụng thì đây là một trong những giải pháp tạo động lực để các trường liên tục phấn đấu vươn lên, cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH.

Tôi hiểu được lo lắng của xã hội...

- Thời gian gần đây Bộ GD-ĐT được đánh giá luôn có sự lắng nghe từ phía dư luận xã hội để có điều chỉnh. Vậy có khi nào Bộ lung lay khi phút 89 rồi vẫn có ý kiến đề xuất "Nên bỏ thi tốt nghiệp, giữ thi đại học" - có vẻ như ngược với những gì Bộ đang nghiên cứu hướng đến thực hiện một kỳ thi quốc gia?

Theo Luật Giáo dục thì học sinh phải thi tốt nghiệp phổ thông còn theo Luật Giáo dục ĐH thì các trường được tự chủ trong tuyển sinh. Do đó, đề án kỳ thi quốc gia được thiết kế theo qui định của các luật này.

Mục tiêu của kỳ thi quốc gia trước hết là để xét tốt nghiệp phổ thông và sau đó cung cấp làm dữ liệu tin cậy để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh.

Khác với kỳ thi "ba chung" từ năm 2013 trở về trước, các trường không bắt buộc sử dụng kết quả của kỳ thi quốc gia để tuyển sinh, mà có thể tuyển sinh riêng hoặc sử dụng một phần kết quả của kỳ thi này và bổ sung thêm các hình thức kiểm tra năng lực khác.

- Nhân chuyện ngành giáo dục đang tham khảo ý kiến dư luận về đổi mới thi cử, VietNamNet đã làm một khảo sát online với bạn đọc ẩn danh; thì ý tưởng chỉ xét công nhận tốt nghiệp và tổ chức một kỳ thi đại học nhận được nhiều ủng hộ nhất; và thời gian để tiến hành "một kỳ thi quốc gia" nên làm sau 3 năm kể từ ngày công bố. Từ kinh nghiệm làm Trưởng ban chỉ đạo thi nhiều năm, Thứ trưởng có cho rằng cần có thêm thời gian nghiên cứu để đưa ra phương án hợp lý hay không?

- Tôi cũng đã đọc kết quả thăm dò này của VietNamNet. Đa số ủng hộ giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ do chưa tin là kỳ thi quốc gia sắp tới được tổ chức nghiêm túc, khách quan, công bằng như kỳ thi "ba chung" áp dụng hơn 10 năm qua.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/191097/tot-nghiep-xong-moi-dang-ky-vao-dai-hoc.html

Theo Kiều Oanh/Báo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm