Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM đề xuất tăng mức thu học phí từ năm học 2022-2023

Sở GD&ĐT TP.HCM cho rằng mức thu học phí đề xuất từ năm học 2022-2023 là căn cứ mức sàn (mức thấp nhất) là đúng quy định nhưng có tăng so với mức thu các năm trước.

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về đề xuất chủ trương ban hành quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập từ năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo

Theo đó, đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, Sở đề xuất áp dụng mức sàn học phí bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000-300.000 đồng/học sinh/tháng. Từ năm học 2023-2024 trở đi sẽ căn cứ thực hiện theo khoản 3 điều 9 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đề xuất thực hiện theo quy định tại điểm b,c khoản 2 điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về mức học phí năm học 2022-2023.

Hoc phi o TP.HCM nam hoc 2022-2023 anh 1

Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất mức thu học phí mới, áp dụng từ năm học 2022-2023.

Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, Sở đề xuất áp dụng mức thu học phí bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000-300.000 đồng/học sinh/tháng. Mức học phí đối với cấp tiểu học sẽ được dùng làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Theo đề xuất của Sở GD&ĐT TP.HCM, thời gian áp dụng mức học phí này từ quý II năm 2022.

Nhận định về tác động do điều chỉnh mức học phí, theo Sở GD&ĐT TP.HCM, mức thu học phí đề xuất từ năm học 2022-2023 là căn cứ mức sàn (mức thấp nhất) là đúng quy định nhưng có tăng so với mức thu các năm trước.

Theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021, khung học phí năm học 2022-2023 (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Ở thành thị, mầm non và tiểu học từ 300.000-540.000 đồng/học sinh/tháng, THCS và THPT từ 300.000-650.000 đồng/học sinh/tháng;

Ở nông thôn, mầm non và tiểu học từ 100.000-220.000 đồng/học sinh/tháng, THCS 100.000-270.000 đồng/học sinh/tháng, THPT từ 200.000 đến 330.000 đồng/học sinh/tháng;

Ở vùng dân tộc thiểu số thì mầm non và tiểu học từ 50.000 đến 110.000 đồng/học sinh/tháng, THCS từ 50.000 đến 170.000 đồng/học sinh/tháng, THPT từ 100.000 đến 220.000 đồng/học sinh/tháng.

Nghĩ mình vô dụng khi giáo viên nói ‘thi vào 10 kiểu gì cũng trượt’

Được giáo viên định hướng không nên thi vào lớp 10 hoặc đổi nguyện vọng, nhiều học sinh có học lực kém tổn thương vì nghĩ bản thân vô dụng, khả năng có hạn.

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/muc-thu-hoc-phi-moi-tu-nam-hoc-2022-2023-duoc-so-gd-dt-tp-hcm-de-xuat-the-nao-20220422170635858.htm

Đặng Trinh / Người Lao Động

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm