Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM tiếp tục ghi nhận ca sởi, sốt xuất huyết tăng

Trong tuần 47 (18-24/11), thành phố ghi nhận số ca sốt xuất huyết tăng nhẹ, trong khi số ca sởi tăng cao.

Số ca bệnh sởi và sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tiếp tục tăng. Ảnh: Duy Hiệu.

Ngày 26/11, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết trong tuần 47, thành phố ghi nhận 698 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 1,8% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến nay là 12.760 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, TP Thủ Đức và quận 7.

Trong khi đó, ngành y tế ghi nhận 238 ca sởi, tăng 41,9% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sởi tích lũy từ đầu năm đến nay là 2.104 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức.

Thành phố cũng ghi nhận 266 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 34,6% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm đến nay là 15.696 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh.

HCDC khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sởi và sốt xuất huyết, trong đó có tiêm vaccine phòng ngừa.

benh sot xuat huyet anh 1

Biểu đồ diễn tiến ca sởi theo tuần năm 2024 tại TP.HCM. Ảnh: HCDC.

Riêng đối với sự gia tăng của ca bệnh sốt xuất huyết, Sở Y tế TP.HCM cũng đề nghị các UBND quận huyện, phường xã tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động như duy trì hoạt động loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch bệnh.

Ngành giáo dục cần tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, đặc biệt không để phát sinh vật chứa nước phát sinh lăng quăng, muỗi. Đồng thời, ngành giáo dục thực hiện các biện pháp giám sát bệnh trong trường học cũng như kỹ năng truyền thông cho phụ huynh.

Nguy cơ sốt xuất huyết xuất hiện rải rác khắp nơi, chỉ cần một vật đọng nước vài ngày cũng sẽ thành nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh. Vì vậy, trong mỗi hoạt động của mỗi ban ngành cần có đánh giá tác động đến môi trường xung quanh, đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh để từ đó có biện pháp giải quyết căn cơ.

Ngành y tế thành phố cũng yêu cầu cá nhân, gia đình cần chủ động tìm và loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng. Khi trong gia đình có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.

Bộ sách “Bí ẩn hướng nội” chứa đựng nhiều thông tin và kiến thức rất hữu ích giúp bạn thấu hiểu chính mình, thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự nghi ngờ và đánh đồng bản thân với những định kiến rập khuôn của xã hội. Để từ đó bạn học cách yêu thương và trân trọng con người hướng nội của mình.

Nhiều người cho rằng người hướng nội khá giống nhau. Họ là những người rất kiệm lời, không thích giao tiếp xã hội. Thực tế lại khác, thế giới của người hướng nội rất đa dạng.

Dấu hiệu cảnh báo tim có vấn đề khi tập thể dục

Khi bạn cảm thấy chóng mặt, khó chịu ở ngực, đổ mồ hôi nhiều trong hoặc sau khi tập thể dục, hãy cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim không nên bỏ qua.

Khẩn trương rà soát người tiếp xúc gần với ca mắc bạch hầu ở Cao Bằng

Liên quan trường hợp mới nhất là bệnh nhân 11 tuổi (ở Cao Bằng) không qua khỏi do bệnh bạch hầu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát người tiếp xúc gần với ca bệnh này.

Điều gì xảy ra khi ăn trứng sống?

Nhiều người thích ăn trứng sống, trứng chần hoặc ốp la. Ngoài vị thơm béo, họ cho rằng ăn trứng sống sẽ nhiều dinh dưỡng hơn. Điều này có đúng?

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm