Từ 0h sáng nay, TP.HCM đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Những biện pháp phòng, chống dịch đang được thành phố triển khai quyết liệt hơn để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
Công tác tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trong thời gian tới tại thành phố có sự thay đổi phù hợp tùy theo mức độ nguy cơ của từng địa bàn.
Đối với hình thức xét nghiệm, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết các đơn vị đang phối hợp triển khai tập huấn thực hiện xét nghiệm mẫu gộp bằng phương pháp test nhanh. Điều này có thể đáp ứng nhanh chóng cho công tác phòng, chống dịch của thành phố.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, cho hay căn cứ tình hình giãn cách tại thành phố cùng kinh nghiệm chống dịch được tích lũy trong thời gian qua, Bộ Y tế khuyến nghị các khu vực nguy cơ cao và rất cao sẽ lấy mẫu xét nghiệm tầm soát theo hình thức mẫu gộp hộ gia đình (tất cả thành viên trong một gia đình được thực hiện chung một mẫu).
Trong đó, khu vực nguy cơ rất cao nên được tầm soát với tần suất 3 ngày/ lần; khu vực nguy cơ cao là một tuần/ lần, nâng cao tần suất nếu có điều kiện thực hiện; các khu vực nguy cơ sẽ được tầm soát theo hộ gia đình.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, ngành y tế TP.HCM giao các đơn vị quận, huyện phụ trách điều phối xét nghiệm, từ công tác lấy mẫu, điều phối xe vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm được phân công. Các đơn vị từ thành phố cũng tham gia điều phối tổng thể, điều phối khi quận, huyện gặp tình trạng quá tải.
Bên cạnh đó, các đơn vị được phân công cũng liên tục rà soát, kiểm tra, đánh giá những địa điểm xét nghiệm để điều chỉnh, nhằm đảm bảo đáp ứng tiến độ, kết quả xét nghiệm theo quy định.
Về vấn đề hỗ trợ từ Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết các lực lượng luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP.HCM bao gồm công tác lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ, hỗ trợ chuyên môn, công tác điều trị…
Bộ Y tế sẽ dựa trên yêu cầu từ TP.HCM để hỗ trợ, điều phối và phối hợp cho phù hợp với các lực lượng sẵn có.
Đối với vấn đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục ưu tiên phân bổ vaccine cho thành phố, đồng thời cùng phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện chiến dịch tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tiễn giãn cách tại đây.
Từ 27/4 đến nay, TP.HCM có số lượng bệnh nhân Covid-19 cao nhất cả nước với hơn 10.000 người. Sở Y tế TP.HCM thông tin số F0 đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn vượt mốc 9.000 ca.
Dự báo trong thời gian tới, bệnh nhân tiếp tục tăng nhanh, tình hình dịch còn diễn biến phức tạp. Theo Bộ Y tế, TP.HCM đã chuẩn bị kịch bản ứng phó khi có 10.000-15.000 ca mắc trên địa bàn. TP.HCM bắt đầu nâng mức giãn cách xã hội từ Chỉ thị 10 lên Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.