-
Lễ Nghênh xuân hay lễ Thần nông được tổ chức vào ngày lập xuân. Đây là dịp để người dân cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt.
- (A) Lễ Thần Nông
- (B) Lập Tiết
-
Tết Nguyên Tiêu được tổ chức vào rằm tháng Giêng – ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Dịp này người dân đi chùa lễ Phật để cầu mong sự bình yên quanh năm.
- (A) Tết Thanh Minh
- (B) Tết Nguyên Tiêu
-
Sự tích ngày tết này bắt nguồn từ thời Xuân Thu tại Trung Quốc. Dịp này người Việt làm bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho đồ ăn nguội (hàn thực).
- (A) Trung Quốc
- (B) Hàn Quốc
-
Tết Đoan Ngọ (Đoan Dương) hay còn được gọi là ngày giết sâu bọ. Người xưa quan niệm trong cơ thể thường có sâu bọ gây hại nên phải diệt trừ bằng cách ăn rượu nếp.
- (A) Tết Đoan Dương
- (B) Tết Trung Nguyên
-
Tết Trùng Thập (10/10 âm lịch) thường được tổ chức để tết các thầy lang hoặc ông đồng bà cốt, những người làm nghề bói toán.
- (A) Tết Trùng Cửu
- (B) Tết Trùng Thập
-
Lễ Thất Tịch (7/7 âm lịch) tương truyền là dịp hai vợ chồng Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp lại nhau. Hai người khóc vì sung sướng khiến thế gian xuất hiện mưa ngâu.
- (A) Lễ Thất Tịch
- (D) Lễ Mộc Dục
-
Đạp Thanh là ngày hội nằm trong tết Thanh Minh. Nghĩa gốc của từ này là “dẫm chân lên cỏ”, hiểu rộng ra là việc đi dạo, du xuân vãn cảnh.
- (A) Dẫm chân lên cỏ
- (B) Thăm mộ người thân
-
Tết Trung Nguyên còn được gọi là ngày Xá tội vong nhân. Cháo hoa là món không thể thiếu trong mâm đồ cúng chúng sinh.
- (A) Tết Cơm mới
- (B) Tết Trung Nguyên
Trắc nghiệm: Bạn có biết những ngày lễ tết trong năm?
Một năm của người Việt bắt đầu bằng Tết Nguyên Đán và trải qua nhiều ngày lễ khác. Mời các bạn cùng thử sức với bài trắc nghiệm về những ngày lễ tết cổ truyền.
Nguồn: Sách Lễ Tục Trong Gia Đình Người Việt - NXB Văn Hóa Thông Tin