Câu 1: Trạng nguyên nào chết vì đòn ghen của vợ?
Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, một trạng nguyên bị vợ đầu độc chết vì ghen tuông, là Nghiêm Hoãn (Nghiêm Viên). |
Câu 2: Ông đỗ trạng dưới thời vua nào?
Theo sách "Chuyện hay trong sử Việt", Nghiêm Hoãn đỗ trạng tại khoa thi Bính Thìn (1496) đời Lê Thánh Tông. Triều đình lấy đỗ 43 người, đứng đầu là Nghiêm Viên. Trong khoa thi này, thực tế Triệu Nghị Phù (1462-?), quê xã Đức Lạp, huyện Lập Thạch (nay thuộc huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc), mới là người thi đỗ trạng nguyên nhưng phạm lỗi nên bị truất xuống Đệ nhị giáp. |
Câu 3: Nghiêm Hoãn có biệt danh là trạng gì?
Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam", Nghiêm Hoãn có biệt danh Trạng Hổ. Do ông sinh vào năm Dần (Hổ), người cao lớn, vóc dáng vạm vỡ, mạnh khỏe, vua Lê Thánh Tông đã đặt tên cho ông là Hổ Nghiêm Viên, dân gian gọi là Trạng Hổ. |
Câu 4: Vì sao Nghiêm Hoãn bị vợ đầu độc?
Theo sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, sau khi đỗ trạng, Nghiêm Viên được vua Lê Thánh Tông đổi tên thành Nghiêm Hoãn và gả công chúa cho. Trước đó, Nghiêm Viên đã có vợ ở quê. Bà này hay ghen, tức giận vì chồng có vợ mới, đã bỏ thuốc độc vào thức ăn trong bữa tiệc mừng của chồng. |
Câu 5: Trạng Hổ quê ở tỉnh nào hiện nay?
Theo sách "Chuyện hay trong sử Việt", Nghiêm Hoãn, người làng Bồng Lai, xã Bồng Chi, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc làng Bồng Lai, huyện Quế Võ, Bắc Ninh. |
Câu 6: Vị trạng nguyên nào cùng quê với Trạng Hổ?
Nghiêm Hoãn là một trong 3 nhân tài người huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, từng thi đỗ trạng nguyên thời phong kiến. Hai người còn lại là Hoàng Văn Tán (đỗ trạng năm 1523) và Nguyễn Nghiêu Tư (đỗ trạng năm 1448). |