Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trao đổi về đề thi lớp 6 có Ánh Viên khiến cô giáo hoa mắt

Đề thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM được cho gây tranh cãi do "độ vênh" giữa câu hỏi mở và thực tế giảng dạy.

Đề thi khảo sát năng lực để xét tuyển vào lớp 6 trường chuyên Trần Đại Nghĩa thu hút nhiều ý kiến tranh luận trái chiều, đặc biệt về câu hỏi liên quan vận động viên Ánh Viên.

Giảng dạy ở vùng nông thôn, cô Trần Thùy Linh (Hải Dương) nhận định: “Đề thi mỗi nơi sẽ có cách ra khác nhau sao cho phù hợp trình độ học sinh. Tuy nhiên, nếu đem đề thi này về vùng nông thôn, nó sẽ… chết chìm. Không chỉ học sinh, tôi là giáo viên nông thôn đọc đề bài còn… hoa cả mắt”.

Ánh Viên liên tiếp xuất hiện trong nhiều đề thi. Ảnh: Anh Tuấn.
Ánh Viên liên tiếp xuất hiện trong nhiều đề thi. Ảnh: Anh Tuấn.

Chia sẻ về điều này, TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng, việc ra đề thi bám sát cuộc sống là đương nhiên. Mục tiêu học tập của học sinh sau này trở thành công dân tốt. Vì thế, yêu cầu bắt buộc công dân đó phải biết và quan tâm sâu sắc đến đời sống mọi mặt. 

Cô giáo vùng nông thôn đọc đề thi lớp 6 cũng... hoa mắt

Một số cô giáo giảng dạy ở vùng nông thôn cho rằng, câu hỏi về vận động viên Ánh Viên trong đề thi vào lớp 6 trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM khá khó.

"Học tập là bước chuẩn bị cho sự chung sống trong môi trường tự nhiên và cộng động của từng cá nhân. Nếu cá nhân đó thiếu những kiến thức cuộc sống gần gũi, mọi kiến thức thu lượm được trong SGK hoàn toàn vô ích", TS Hương nói.

TS Hương cho rằng, câu hỏi về quê Ánh Viên không phải quá khó với học sinh TP HCM. Các em đã được học về tỉnh, thành trong môn Địa lý lớp 4. Tuy nhiên, đề thi gây tranh cãi do "độ vênh" giữa câu hỏi và thực tế giảng dạy và học lệch.

“Chương trình của chúng ta bao quát khá tốt các nội dung. Vấn đề học sinh gặp phải ở đây là các em quá chú trọng Toán, Tiếng Việt và Ngoại ngữ, nên hổng kiến thức Địa Lý, Lịch Sử, Khoa học, Tự nhiên Xã hội. Nguyên nhân một phần liên quan đánh giá cuối năm của cấp tiểu học, thường có sự khác biệt giữa các môn. Toán và Tiếng Việt có bài thi, kiểm tra nhưng các môn khác không phải lúc nào cũng có. Vì thế, cha mẹ và các em nghĩ rằng, những môn học kia không quan trọng và không đầu tư thời gian, công sức cho các môn đó. Chính sự học lệch, dạy lệch của chúng ta đã tạo ra tình trạng này”, nữ giảng viên nêu quan điểm.

Cách dạy và học không thích ứng chương trình SGK cũng là điều khiến đề bài thu hút được sự quan tâm, tranh cãi. Cô giáo Đặng Thị Chung (Bình Dương) chia sẻ: “Chương trình học sinh tiểu học hiện tại vẫn nằm chủ yếu trong SGK. Bộ GD&ĐT đã áp dụng Thông tư 30 yêu cầu đánh giá về năng lực, phẩm chất, vì vậy đề bài sẽ thêm phần đánh giá năng lực. Tuy nhiên, Thông tư 30 chỉ thay đổi ở cách đánh giá, chương trình SGK vẫn như cũ.

Bên cạnh đó, việc cấm thi tuyển vào lớp 6 sẽ cho ra những đề thi khảo sát năng lực. Như vậy các việc như cấm thi, bỏ điểm số, đánh giá thêm năng lực, phẩm chất nhưng SGK cũ lại không đáp ứng được điều này.

Câu hỏi bằng tiếng Anh trong đề thi gây tranh cãi như sau: "Nguyễn Thị Ánh Viên là nữ vận động viên bơi lội xuất sắc của Việt Nam. Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á tháng 6 năm 2015 (SEA Games 28) ở Singapore, chị đã đoạt 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng và phá 8 kỷ lục SEA Games. Quê hương của chị Ánh Viên là một thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, có tên gọi dân gian là Tây Đô. Đó là thành phố …".

Tranh cãi về đề thi lạ

Mấy ngày qua, nhiều ý kiến tranh cãi về việc nên hay không nên đưa quê quán của vận động viên Ánh Viên vào đề thi. Cũng không ít ý kiến đây là một đề thi thú vị.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm