Thị lực tốt là điều cần thiết để học sinh ở mọi lứa tuổi phát huy hết tiềm năng học tập của mình. Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Các vấn đề về thị lực khá phổ biến ở trẻ em ngày nay. Nhiều cha mẹ không chú trọng việc khám mắt định kỳ cho con để phát hiện kịp thời.
Nếu trẻ không được phát hiện bệnh sớm, tình trạng suy giảm thị lực sẽ ngày càng nặng hơn, thậm chí dẫn đến nhược thị, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của con.
Theo Hindustan Times, dưới đây là những dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ đang bị suy giảm thị lực cha mẹ cần chú ý:
- Phàn nàn về cơn đau đầu: Khi trẻ căng mắt để tập trung, điều này sẽ gây ra đau đầu trong thời gian dài.
- Cảm thấy mỏi mắt sau khi đọc xong: Nếu con bạn cảm thấy mắt nóng rát, ngứa hoặc mệt mỏi, đây là hiện tượng mỏi mắt. Có thể khó nhận thấy những triệu chứng này ở trẻ, nhưng nếu trẻ chậm đọc hiểu hoặc cố tránh các hoạt động đọc, đây có thể là thủ phạm.
- Thành tích thể thao kém: Một đứa trẻ có vấn đề về thị lực không được điều trị có thể hoạt động kém trong thể thao do vụng về, phối hợp tay-mắt kém, không có khả năng tập trung hoặc nhận thức sai lệch về chiều sâu.
- Nheo mắt hoặc nhắm một mắt: Nheo mắt không gây hại cho mắt nhưng đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ cần đeo kính. Bằng cách nheo mắt, trẻ đang cố gắng làm cho đồng tử nhỏ lại trong tiềm thức, do đó ánh sáng đi vào ít hơn. Kỹ thuật này giúp tăng cường khả năng tập trung của trẻ, điều này có thể bị mờ.
- Chớp mắt hoặc dụi mắt: Nếu trẻ dụi mắt khi cố gắng tập trung vào một hoạt động nào đó, đặc biệt là đọc sách hoặc khi đang vận động, đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về thị lực.
- Khả năng đọc hiểu kém: Thị lực tốt là điều cần thiết để học sinh ở mọi lứa tuổi có thể phát huy hết tiềm năng học tập của mình. Nếu một đứa trẻ có vẻ không hứng thú với việc đọc, dễ bị xao nhãng, không hiểu tài liệu đã đọc hoặc đọc cùng một câu nhiều lần, có lẽ đã đến lúc cha mẹ cần lên lịch khám mắt cho con.
- Thành tích học tập kém: Điều quan trọng là cha mẹ phải nhớ rằng trẻ em không có khái niệm về thị lực kém, vì vậy, không phải lúc nào con cũng có thể nói cho bạn biết khi không thể đọc được nội dung mà giáo viên viết trên bảng đen. Kết quả là, điểm số của con có thể bị ảnh hưởng.
- Để thiết bị điện tử hoặc sách quá gần mắt: Nhiều người cho rằng ngồi quá gần các thiết bị điện tử có thể làm tổn thương mắt. Điều này không hẳn đúng. Vì khi trẻ ngồi quá gần TV hoặc cầm sách quá gần mặt, đó lại có thể là dấu hiệu của vấn đề về thị lực. Nghiêng người gần để đọc văn bản hoặc xem hình ảnh trên tivi thường có thể có nghĩa là trẻ đang bị cận thị.
- Mất vị trí khi đọc: Sử dụng ngón tay để theo dõi các từ có thể là hành vi điển hình đối với trẻ đang học đọc, nhưng hành vi này cũng cảnh báo trẻ cần thực hiện để không bị mất vị trí đang đọc.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.