Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ mắc tay chân miệng tăng mạnh ở miền Tây

Thời gian gần đây, số ca mắc tay chân miệng được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ gia tăng nhanh so với cùng kỳ năm ngoái.

Vết hồng ban trên tay một bệnh nhi mắc tay chân miệng. Ảnh: BVCC.

Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, từ tháng 3 đến nay, đơn vị này ghi nhận 337 trường hợp nhập viện do tay chân miệng, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số trường hợp ngoại trú là 1.122 ca, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Trương Cẩm Trinh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, dự kiến bệnh tay chân miệng có khuynh hướng tiếp tục gia tăng.

Theo bác sĩ Trinh, phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi, từ đó hạn chế những rủi ro có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe các bé.

Theo đó, phụ huynh có thể nghi ngờ con mắc tay chân miệng khi xuất hiện các tổn thương hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng chân, trong ổ miệng, đôi khi ở vùng mông, đầu gối của trẻ.

Một trong những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh tay chân miệng là tình trạng loét miệng. Vị trị loét thường có kích cỡ khoảng 2-3 mm, được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi.

Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống. Đây là lý do trẻ không chịu ăn, không chịu bú và thường chảy nước miếng liên tục.

Ngoài ra, một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường 37,5-38 độ C. Tuy nhiên, một số bé sốt cao trên 39 độ C liên tục. Đây là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng đã nghiêm trọng, cần nhập viện để điều trị tốt hơn.

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện nghi ngờ, phụ huynh cần đưa con đi khám bác sĩ sớm để bé được điều trị kịp thời và có biện pháp cách ly chăm sóc hợp lý.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biểu hiện sốt cao và nôn nhiều dễ dẫn đến biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Những biến chứng này thường xuất hiện sớm, khoảng ngày 2-5 của bệnh (trong giai đoạn toàn phát).

Bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòg ngừa. Do đó, phụ huynh cần thực hiện vệ sinh cơ thể trẻ cũng như đồ chơi, môi trường xung quanh tốt để tránh mầm bệnh lây lan. Bên cạnh đó, các bé cũng cần được hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh và phải nghỉ học nếu được xác định mắc tay chân miệng.

Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng độ nhẹ đều được bác sĩ cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi kỹ và đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức khi phát hiện có các dấu hiệu sau:

- Sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực.

- Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần.

- Run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm).

- Yếu chi.

- Trẻ đi đứng loạng choạng.

- Trẻ đảo mắt bất thường.

- Nôn ói nhiều.

- Quấy khóc (dỗ không nín).

- Co giật.

- Thở mệt.

Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.

Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Chuẩn bị nội soi, người đàn ông bất ngờ bật dậy, bắt xe về quê

Đang chuẩn bị nội soi, ông Hùng bất ngờ bật dậy đi thẳng ra cổng bệnh viện bắt xe khách về quê vì sợ khám sẽ ra bệnh.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm