Dựng nêu ăn Tết bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Theo sách "Khảo luận về Tết" của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, trong những thế kỷ qua, câu nêu được xem là trấn yểm điều xấu, tà ma trong ngày Tết. Nó được dựng ngày trừ tịch (cuối năm) đến ngày mùng 7 (ra hạ). |
Ý nghĩa của cây nêu trong ngày Tết?
Nêu - thông thường được hiểu là đưa ra, làm nổi bật lên cho mọi người thấy. Cây nêu được cắm cao để làm dấu hiệu, biểu chưng cho sự sống, tiến hóa, là những gì thuộc về cảnh giới thiêng liêng. |
Ở một số nơi, cây nêu có treo con gì?
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên, cây nêu bao gồm cây tre tước hết cành nhưng còn để trên ngọn những cụm lá hoặc buộc vào đó túm lông gà trống, một mớ lá đa hay vạn thiên thanh. Đỉnh cây treo một cái vòng tre, có buộc những con cá nhỏ, vài chiếc chuông con và khánh bằng đất nung phát ra âm thanh nhẹ khi gió thổi. Dưới vòng này buộc mũ thuần, những miếng trầu, lá dứa và gai xương rồng. Đỉnh nêu còn treo chiếc đèn thắp vào ban đêm. |
Lông gà trống trên cây nêu tượng trưng cho điều gì?
Gà trống là biểu trưng cho Mặt Trời. Gà gáy, Mặt Trời mọc, xua tan tối tăm, ma quỷ. |
Theo quan niệm xưa, để chống lại các cô hồn vất vưởng, cây nêu có gì?
Theo sách "Khảo luận về Tết", cây nêu thường có tấm phên gồm 4 nan dọc và 5 nan ngang. |
Một số địa phương như Hà Tĩnh dùng thân gì làm cây nêu?
Cây lau được sử dụng làm cây nêu, là dấu vết của tục lệ ăn Tết vào mùa thu của người dân Việt. |