Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Nếu nhận thấy triệu chứng tiểu buốt, đau rát, nước tiểu có mùi hôi, sậm màu, có thể bạn đã mắc chứng viêm đường tiết niệu.

Thường xuyên muốn đi tiểu nhưng tiểu ít có thể là một trong nhưng biểu hiện của viêm đường tiết niệu. Ảnh minh họa: Freepik.

Viêm đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu. Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết bệnh nhiễm trùng đều liên quan đến đường tiết niệu dưới - bàng quang và niệu đạo.

Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới. Nếu nhiễm trùng chỉ giới hạn ở bàng quang, nó có thể gây đau đớn và khó chịu.

Dưới đây là điều bạn cần biết về các dấu hiệu của bệnh và cách phòng ngừa.

Triệu chứng nhận biết

Theo Medical News Today, nam giới bị viêm đường tiết niệu thường không xuất hiệu triệu chứng. Nhưng nếu có, các dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

  • Đau khi đi tiểu
  • Thường xuyên muốn đi tiểu
  • Không thể bắt đầu đi tiểu
  • Dòng nước tiểu chậm hoặc rò rỉ nước tiểu
  • Đột nhiên cần đi tiểu
  • Tiểu ít mỗi lần
  • Máu trong nước tiểu
  • Đau ở phần dưới giữa của bụng
  • Nước tiểu đục, có mùi nồng.

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nữ giới:

  • Cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu
  • Thường xuyên buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều, tuy nhiên mỗi lần chỉ tiểu lượng rất ít
  • Nước tiểu đục, sẫm màu, có máu hoặc mùi lạ
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc run rẩy
  • Rối loạn tâm thần (chủ yếu là người lớn tuổi)
  • Đau vùng chậu thường xuyên, nhất là khu vực xương chậu quanh xương mu
  • Tè dầm (trẻ em và người lớn tuổi).

Viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ giới nếu lan đến thận và đường tiết niệu trên có thể gây triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn, đau lưng. Nhiễm trùng lan rộng ở đây là vấn đề nghiêm trọng hơn cần được điều trị kịp thời.

Làm gì để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu?

Theo WebMD, viêm đường tiết niệu rất dễ mắc do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, vệ sinh không sạch sẽ, khoa học. Vì vậy, cần chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

- Bổ sung nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, để thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố.

- Không nhịn tiểu để tránh nước tiểu ứ đọng và vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng.

- Rửa tay trước khi đi vệ sinh hoặc tắm.

- Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh.

- Chọn tắm vòi sen thay vì bồn tắm để tránh vi khuẩn từ da xâm nhập vào niệu đạo.

- Tránh xa các loại thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, thuốc thụt rửa có mùi nồng.

- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.

- Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn.

- Quan hệ tình dục an toàn.

- Mặc đồ lót bằng vải cotton và rộng rãi. Không mặc đồ ướt, chưa được giặt sạch.

- Khám phụ khoa định kỳ.

Đối mặt với sự vỡ mộng trong tình yêu

Truyện cổ tích khiến bạn tin rằng nếu bạn tìm được đúng ý trung nhân và cho anh ta thứ anh muốn thì anh ta sẽ yêu thương bạn mãi mãi. Nhưng thực tế không như thế. Trong cuốn sách Gửi người yêu dấu, tác giả khám phá từng khía cạnh của những ái ân về mặt tinh thần trong thói quen của nữ giới, từ bản năng, chuyện chăn gối đến gia đình, sự nghiệp, cảm xúc, niềm tin và sự cam kết.

6 vấn đề phụ khoa hay 'làm phiền' phụ nữ nhất

Rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu là 3 trong số những vấn đề "khó nói" mà phụ nữ thường mắc phải.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm