Nhiều người mắc Covid-19 hiện nay xuất hiện triệu chứng đau cơ thay vì mất khứu giác. Ảnh: Unsplash. |
Trong thời điểm hiện nay, khi nhiều loại chủng Covid-19 mới xuất hiện và hoành hành, triệu chứng của bệnh cũng thay đổi. Các chuyên gia cho rằng mặc dù các triệu chứng mắc Covid-19 hiện nay tương đối nhẹ hơn, nhưng những ảnh hưởng lâu dài của nó vẫn là một mối lo ngại.
Ngoài ra, Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của con người bao gồm cả tim và hệ thần kinh, gây ra các bệnh nghiêm trọng.
Mất khứu giác và vị giác, sốt cao và khó thở được coi là những dấu hiệu "kinh điển" cho thấy một người đã mắc Covid-19.
Nhưng với sự xuất hiện của chủng Omicron và phạm vi tiêm chủng ngày càng tăng, các triệu chứng đã thay đổi. Các hiện tượng được ghi nhận rộng rãi hiện nay lại là đau họng, sổ mũi, nhức đầu và mệt mỏi. Một số bệnh nhân Covid-19 lại gặp tình trạng đau nhói ở vai và chân, thường được gọi là đau cơ.
Những cơn đau cơ được cho là bắt nguồn từ tác động của các phân tử gây viêm do các tế bào miễn dịch giải phóng để đáp ứng với virus.
Theo một ứng dụng theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân mắc Covid-19, đau cơ được coi là dấu hiệu hàng đầu của Covid-19 và hiện đã được ghi nhận rộng rãi.
Theo tiến sĩ Angelique Coetzee, người đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron, những bệnh nhân chưa được tiêm ngừa Covid-19 có thể phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ chứng đau cơ. Bên cạnh đó, những bệnh nhân từng tiêm phòng vẫn có thể trải nghiệm những cơn đau này.
Một nghiên cứu cho hay các cơn đau cơ liên quan đến Covid-19 thường xuất hiện ở vai hoặc chân, khiến mọi người mệt mỏi.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các cơn đau cơ liên quan đến Covid-19 có thể từ nhẹ đến khá nặng, đặc biệt là khi chúng đi cùng với sự mệt mỏi.
“Đối với một số người, cơn đau cơ này khiến họ không thể thực hiện các công việc hàng ngày", báo cáo nghiên cứu cho biết thêm.
Đau cơ do Covid-19 kéo dài trung bình 2-3 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn. Vì vậy, nếu một người đang trải qua cơn đau cơ như vậy, có thể người này đang nhiễm SARS-CoV-2.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.