Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triệu chứng sưng má cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

Khi thấy khối sưng ở vùng má ngày càng to và lan rộng, nữ bệnh nhân mới đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ thông báo mắc căn bệnh nguy hiểm.

Dấu hiệu sưng, đau, không há được miệng có thể cảnh báo căn bệnh viêm mô tế bào, nhiễm trùng. Ảnh: Columbia-smiles.

Mới đây, các bác sĩ khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, đã điều trị cho một trường hợp viêm mô tế bào vùng hàm mặt nặng nề.

Bất ngờ phát bệnh sau một tuần sốt nhẹ

Bà T.T.L. (77 tuổi, ngụ Quảng Ninh) bị sưng đau má trái và sốt nhẹ hơn một tuần. Bệnh nhân tự mua thuốc uống tại nhà nhưng không khỏi.

Trong thời gian này, khối sưng vùng má ngày càng to, lan tỏa gây biến dạng khuôn mặt, sờ nóng, ấn đau, há miệng khó khăn. Bà được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh điều trị.

Bà L. có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Qua thăm khám, xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy chỉ số nhiễm trùng của bệnh nhân tăng cao; khối sưng to lan tỏa vùng má trái, cổ trái; há miệng khó; lợi sưng nề; đau răng. Bà L. được chẩn đoán bị viêm mô tế bào vùng má.

Tại đây, bệnh nhân được sử dụng kháng sinh phối hợp, bù nước, truyền dịch bổ sung dinh dưỡng, đồng thời kiểm soát tốt các bệnh lý nền mạn tính bao gồm tiểu đường, cao huyết áp…

Sau khi tình trạng sưng nề vùng má trái của bệnh nhân có dấu hiệu đỡ, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Tài, Phó khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, đã thăm khám lại các răng viêm, tiến hành điều trị tủy và hàn răng cho người bệnh.

Sau một tuần chăm sóc và điều trị tích cực, vùng má trái bà L. đỡ sưng nề, hết đau, không sốt, ăn nhai tốt, sức khỏe phục hồi, bệnh lý nền được kiểm soát hiệu quả. Đến nay, cụ bà đã khỏe mạnh ra viện.

viem mo te bao anh 1

Vùng má trái bị viêm mô tế bào của cụ L. sau điều trị đã hết sưng, không còn đau răng, ăn uống tốt. Ảnh: BVCC.

Viêm mô tế bào là bệnh gì?

Nhận định về trường hợp của bệnh nhân L., bác sĩ chuyên khoa II Trần Quang Định, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, cho biết bà nhập viện khi bệnh đã tiến triển lên giai đoạn nặng, toàn thân mệt mỏi, sốt cao, khối sưng đỏ lớn và cứng chắc, vùng cổ mặt trái biến dạng, đau nhiều.

Bên cạnh đó, người bệnh bị khít hàm, răng viêm nên ăn uống khó khăn gây suy kiệt sức khỏe.

"Người bệnh cao tuổi, sức đề kháng kém lại mắc kèm các bệnh mạn tính như bà L. nếu không được chữa trị tốt có thể sẽ gặp tình trạng nhiễm trùng toàn thân, sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. Song song đó, bác sĩ tập trung điều trị các răng bị viêm để xử trí căn nguyên gây viêm mô tế bào vùng mặt, giúp người bệnh tự tin ăn uống về sau”, bác sĩ Định cho biết.

Viêm mô tế bào là bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh này thường có biểu hiện nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da. Bệnh thường khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau, sau đó nhanh chóng lan rộng.

Trường hợp viêm mô tế bào ở vùng mặt khá nguy hiểm do vị trí nằm gần mạch máu, dây thần kinh quan trọng.

Ở thể nặng, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như rét run, sốt cao, mệt mỏi, mê sảng, khối sưng lan tỏa, đau nhiều làm biến dạng mặt. Tổn thương cũng có thể lan rộng và đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, thậm chí sốc nhiễm khuẩn dẫn đến suy đa cơ quan, đe dọa tính mạng.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo viêm mô tế bào là tổn thương khá thường gặp trong cộng đồng, biểu hiện lúc khởi phát thường không quá nghiêm trọng, dễ làm cho người bệnh cũng như người nhà có tâm lý chủ quan, không đến cơ sở y tế khám bệnh.

Do đó, khi bệnh nhân có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da trên cơ thể nhất là các vùng trên mặt cần đến ngay cơ sở y tế để làm khám và điều trị, tránh chủ quan dẫn đến những biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

'Cân não' cứu người đàn ông bị ung thư thận, tỷ lệ tử vong đến 90%

Bác sĩ Hồ Khánh Đức cho biết đây là cuộc mổ khó khăn, người bệnh có nhiều bệnh lý nền phức tạp, nguy cơ tử vong lên tới 90%.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm