Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu lên 5 năm vì áp lực già hóa dân số

Quyết định được đưa ra khi hệ thống lương hưu của Trung Quốc, hệ thống lớn nhất thế giới với 1,05 tỷ người đóng góp và hưởng lợi, đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt.

Trung Quốc đã quyết định tăng tuổi nghỉ hưu lên thêm 5 năm trong bối cảnh đất nước đang phải vật lộn với suy thoái kinh tế và áp lực ngày càng tăng từ tình trạng dân số già hóa, SCMP đưa tin.

Theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc - cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc - tuổi nghỉ hưu của nam giới sẽ tăng từ 60 lên 63 tuổi, và của nữ nhân viên văn phòng tăng từ 55 lên 58 tuổi.

Quyết định tăng tuổi nghỉ hưu ảnh hưởng lớn nhất đến lao động nữ làm việc chân tay - những người trước đây có thể nghỉ hưu ở tuổi 50 giờ đây sẽ phải đợi đến khi họ 55 tuổi.

Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Tuổi nghỉ hưu cũ ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với hầu hết các nền kinh tế phát triển. Ví dụ ở Nhật Bản, mọi người có thể bắt đầu nhận lương hưu ở tuổi 65, trong khi ở Hàn Quốc, tuổi nghỉ hưu là 63.

Trung Quốc đã cân nhắc việc tăng tuổi nghỉ hưu trong nhiều năm và hiện tại các chính quyền địa phương đang phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lương hưu.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã cảnh báo rằng theo xu hướng hiện tại, hệ thống lương hưu sẽ cạn kiệt tiền vào năm 2035.

tang tuoi nghi huu anh 1

Trung Quốc quyết định tăng tuổi nghỉ hưu để đối phó với các áp lực do già hóa dân số nhanh.

Quyết định này được đưa ra vào thời điểm hệ thống lương hưu của Trung Quốc, hệ thống lớn nhất thế giới với 1,05 tỷ người đóng góp và hưởng lợi, đang chịu áp lực đáng kể do những thay đổi về nhân khẩu học.

Dân số 1,4 tỷ người của đất nước này đang già đi nhanh chóng, một phần là do chính sách một con được thực hiện từ năm 1980 đến 2015, khiến số lượng công dân trong độ tuổi lao động giảm mạnh.

Để người lao động làm thêm vài năm sẽ giảm bớt áp lực cho hệ thống lương hưu thông qua trì hoãn việc chi trả trong khi những người lao động lớn tuổi sẽ đóng tiền vào hệ thống lâu hơn.

Đề xuất này đã gây ra cuộc tranh luận lớn trên các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc. Một số người ủng hộ sự thay đổi này, chỉ ra rằng nhiều quốc gia phương Tây, chẳng hạn như Canada, có độ tuổi nghỉ hưu là 65 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, những người khác bày tỏ lo ngại về an ninh việc làm và phân biệt đối xử về tuổi tác, đặc biệt là trong một nền văn hóa ngày càng ưu tiên những người lao động trẻ tuổi.

Không ít người quan ngại về tỷ lệ thất nghiệp cao ở giới trẻ, lo rằng nếu tăng tuổi nghỉ hưu, người già không được nghỉ ngơi còn người trẻ càng khó kiếm việc làm.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất phải đối mặt với sự phản đối đối với những thay đổi liên quan đến cải cách lương hưu.

Stuart Gietel-Basten, giáo sư khoa học xã hội và chính sách công tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nói với ABC News rằng cải cách lương hưu có xu hướng gây ra phản ứng tiêu cực trên toàn thế giới, dù là ở Pháp, Nga hay hiện tại là Trung Quốc. Tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thuế hoặc giảm tiền lương hưu đều là những biện pháp không được ưa chuộng.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Chi gần 400.000 USD mua nhà dù biết có khả năng rơi xuống biển

Dù được cảnh báo về nguy cơ "biến mất" của ngôi nhà, David Moot (Mỹ) vẫn trả số tiền không nhỏ để sở hữu bất động sản có tầm nhìn đẹp, cách bờ biển chưa tới 10 m.

Đinh Phạm

Ảnh: VCG

Bạn có thể quan tâm