Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tìm thấy virus corona trong nước tiểu của bệnh nhân

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thấy dấu vết của virus corona trong nước tiểu của các bệnh nhân Covid-19.

Theo nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định dấu vết của virus corona trong nước tiểu người bệnh Covid-19. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cho thấy khả năng di chuyển của virus từ phổi, theo đường máu và tấn công nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Virus corona trong nước tiểu cũng đặt ra một thách thức với hệ thống thoát nước của Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, Global Times đưa tin.

Nhiều bộ phận ngoài phổi có thể bị virus corona tấn công

Phát hiện này do nhóm nghiên cứu dịch tế học hàng đầu, trong đó, ông Zhong Nanshan đứng đầu, thực hiện. Zhong Nanshan là một nhà dịch tễ học và nhà nghiên cứu phổi người Trung Quốc đã phát hiện ra virus gây bệnh SARS vào năm 2003.

Kết quả tìm thấy virus corona trong nước tiểu đặt ra một câu hỏi và cũng là thách thức lớn cho cuộc chiến chống Covid-19. Đó là chủng virus mới có hành trình dài của nó trong cơ thể người. Không chỉ tàn phá phổi, các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng khi virus “bơi” theo dòng máu, xâm nhập các cơ quan nội tạng và tấn công chúng.

virus corona lan rong anh 1

Nước tiểu của bệnh nhân xuất hiện virus corona dấy lên hồi chuông cảnh giác về nguy hại của virus với các bộ phận khác trong cơ thể. Ảnh: Xinhua.

“Sẽ không chỉ phổi mà còn có thận và tim bị ảnh hưởng”, ông Yang cho biết. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết kết quả này không có nghĩa virus corona lây qua đường nước tiểu là nguồn lây nhiễm chính. Covid-19 vẫn lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc.

Cần xử lý nước thải đúng cách đề phòng ngừa

Kết quả này đã làm sáng tỏ sự lây truyền và góp phần trong công cuộc phòng chống dịch bệnh sau khi giả thuyết virus corona lây qua đường tiêu hóa của các nhà khoa học trước đây. Các chủng phân lập từ phân và nước tiểu khiến hệ thống thoát nước ở Trung Quốc bị đe dọa, nhất là ở bệnh viện nếu không được xử lý đúng cách.

"Nhưng chúng ta không nên phản ứng thái quá với nó. Không cần thiết phải khử trùng hệ thống nước thải trong toàn thành phố. Bởi lượng lớn nước khử trùng có thể gây ô nhiễm nước lâu dài”, ông Yang trả lời phỏng vấn của Global Times hôm 22/2.

Thống kê của Tân Hoa Xã cho biết, từ ngày 29/1, hệ thống khử trùng, xử lý nước thải tại Vũ Hán bắt đầu hoạt động mạnh. Trong tháng trước, thành phố đã cử 6.520 nhân viên và sử dụng 1963,58 tấn chất khử trùng.

Những nơi được khử trùng là cống, giếng nước thải bệnh viện và các khu vực nguy hiểm cao khác tại Vũ Hán. Động thái này được đưa ra sau khi nghiên cứu virus corona có thể lây truyền qua đường phân - miệng (tiêu hóa) và mới nhất là kết quả virus corona trong nước tiểu được tìm thấy.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm