Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trưởng công an huyện Đức Hòa là đại diện bị hại vụ Tịnh thất Bồng Lai

Thượng tá Nguyễn Sơn, Trưởng công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, được triệu tập đến phiên xử vụ án Tịnh thất Bồng Lai với tư cách là đại diện bị hại.

TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, dự kiến ngày 30/6 xét xử sơ thẩm vụ án hình sự xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai. Phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy làm chủ tọa.

Ngoài ông Lê Tùng Vân (90 tuổi), còn có 5 bị cáo bị truy tố về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, gồm: Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) và Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) và Cao Thị Cúc (62 tuổi, chủ căn hộ tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa).

Để phục vụ việc xét xử, HĐXX triệu tập 8 cán bộ công an huyện Đức Hòa làm nhân chứng. Trong đó, thượng tá Nguyễn Sơn, Trưởng công an huyện Đức Hòa là đại diện bị hại.

Đại diện bị hại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Long An, là ông Trương Ngọc Toàn (pháp danh Thích Minh Thiện, là trụ trì chùa Thiên Châu).

Tòa cũng triệu tập 8 cá nhân với vai trò là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, trong đó có luật sư Lê Ngọc Luân. Theo đăng ký, 5 luật sư tham gia bào chữa cho 6 bị cáo.

Trong 16 nhân chứng được HĐXX triệu tập, có bà Trịnh Thị Định (67 tuổi, ngụ xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, Long An) và bà Phan Thị Phương Trang (41 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM). Trước đó, hai người này có đơn gửi Công an huyện Đức Hòa tố cáo những người tại Tịnh thất Bồng Lai có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm tự do tín ngưỡng, gây ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, an ninh trật tự xã hội…

Phiên tòa cũng triệu tập đại diện tổ giám định tư pháp của Sở Thông tin Truyền thông, Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Long An đã giám định vật chứng trong vụ án.

xet xu Tinh that Bong Lai,  truong cong an huyen Duc Hoa anh 1

Các bị can trong vụ Tịnh thất Bồng Lai.

Cáo trạng xác định, năm 2016, Lê Tùng Vân, các bị can cùng một số người khác đến ở tại số 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây (huyện Đức Hòa, Long An) do bị can Cao Thị Cúc làm chủ hộ. Ông Lê Tùng Vân đã biến nơi đây thành cơ sở tu tại gia lấy tên là Tịnh thất Bồng Lai, sau đó đổi tên thành Thiền am bên bờ vũ trụ.

Từ năm 2019 đến năm 2021, các bị can trên đã sử dụng các phương tiện như máy tính, điện thoại di động để đăng tải lên mạng xã hội những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa, xúc phạm phật giáo... làm ảnh hưởng an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.

Cơ quan điều tra xác định các bị can đăng tải 5 video và một bài viết trên mạng xã hội. Theo phân tích, giám định, đây là hành vi vi phạm có tổ chức.

Người thứ bảy liên quan vụ án này là bị can Lê Thu Vân đã trốn khỏi nơi cư trú nên cơ quan điều tra sẽ tách vụ án, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Vai trò của ông Lê Tùng Vân và đồng phạm trong vụ Tịnh thất Bồng Lai

Cáo trạng xác định ông Lê Tùng Vân có vai trò cầm đầu, tổ chức, quyết định, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động, bị can Vân đã phân công nhiệm vụ cho các đồng phạm.

Lê Tùng Vân và các bị can vụ Tịnh thất Bồng Lai hầu tòa vào ngày 30/6

TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đưa ra xét xử sơ thẩm ông Lê Tùng Vân và 5 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai vào ngày 30/6.

Dương Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm