Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trường hợp nào vượt đèn đỏ không bị xử phạt ?

Luật sư cho rằng hành vi vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương sẽ không bị xử phạt và đã được quy định rõ trong luật.

Người dân chờ đèn đỏ tại nút giao Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân - Hoàng Minh Giám.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe” quy định mức phạt nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông (ATGT) tăng nhiều lần so với trước đó. Trong đó, lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng với xe máy và 18-20 triệu đồng với ô tô.

Do mức phạt tăng cao, nhiều người lo sợ bị xử phạt nên không dám lấn làn, vượt đèn đỏ, leo lên vỉa hè... Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, nếu đang dừng xe chờ tín hiệu giao thông mà xe cứu thương di chuyển phía sau hú còi xin đường cũng không dám vượt đèn đỏ để nhường đường vì sợ bị phạt đến 20 triệu đồng.

"Không biết khi vượt đèn đỏ nhường đường như vậy, cơ quan chức năng có đánh giá thấu tình, đạt lý hay không. Nếu không, sẽ chẳng ai dám nhường đường, bởi người vi phạm có thể bị phạt đến 6 triệu đồng với xe máy và 20 triệu đồng với ô tô. Đây là một số tiền rất lớn, tương đương với 1 tháng thu nhập của người dân", chị Nguyễn Thị Hoa bày tỏ băn khoăn.

Về vấn đề này, luật sư Đinh Đức Duy (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, việc vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương đã được quy định rõ trong Luật và các văn bản dưới luật.

Cụ thể, theo Điều 27, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định, xe cứu thương đi làm nhiệm vụ là một trong những loại xe ưu tiên. Còn theo Điều 11 và Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc buộc phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên trong tình thế cấp thiết - khi thiệt hại do vi phạm nhỏ hơn thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người trên xe ưu tiên được coi là hành vi được loại trừ trách nhiệm xử phạt.

Do đó, khi thấy xe cứu thương, người dân nên ưu tiên di chuyển sang làn khác, sát lề hoặc tìm cách nhường đường mà không cần vượt đèn đỏ. Nếu buộc phải vượt, người tham gia giao thông hãy giảm tốc độ, quan sát kỹ, ghi lại hình ảnh (nếu có thể) để làm bằng chứng.

Tuy nhiên, luật sư Duy cũng cho rằng, CSGT không có lý do gì để “bắt” một cách vô lý khi người vi phạm thực sự hành động trong tình thế cấp thiết. “Người dân hãy mạnh dạn ưu tiên bảo vệ sinh mạng con người thay vì ngần ngại tốn chút thời gian giải trình. Bởi vì chần chừ vài phút đôi khi đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội cứu sống một con người”, luật sư Duy nói.

Về vấn đề này, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, các trường hợp lái xe không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu… sẽ không bị xử phạt. Bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.

"Luật nêu rõ, tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa", đại diện Cục CSGT lý giải.

Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Hà Nội) việc xử lý các hành vi vi phạm giao thông được các lực lượng chức năng thực hiện khách quan, minh bạch, "thấu tình, đạt lý". Hơn nữa, việc xử lý phạt nguội cũng được xem xét, đánh giá kỹ trước khi quyết định xử phạt phương tiện vi phạm.

Sách về Pháp luật

Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương. Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã.

Tài xế dán mắt vào điện thoại dù đối mặt mức phạt tới 14 triệu đồng Nhiều tài xế xe máy dán mắt vào điện thoại khi di chuyển trên các tuyến phố đông đúc ở Hà Nội, dù Nghị định 168/2024 đã tăng mức phạt lên đến 14 triệu đồng.

Ùn tắc giao thông căng thẳng, kéo dài nhiều giờ tại TP.HCM

Nghị định 168 của Chính phủ có hiệu lực với mức xử phạt cao nên người dân tuân thủ hơn, nhất là hạn chế rẽ phải khi đèn đỏ.

Cục CSGT lên tiếng về Nghị định 168 có hiệu lực sau 6 ngày ban hành

Liên quan đến thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho rằng đây là thông tin không chính xác.

Mức phạt mới nhất về lỗi cầm và sử dụng điện thoại khi lái xe máy

Sử dụng điện thoại khi lái xe máy có thể bị phạt đến 14 triệu đồng. Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

https://tienphong.vn/truong-hop-nao-vuot-den-do-khong-bi-xu-phat-post1709109.tpo

Thanh Hiếu/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm