Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trường tiểu học ở TP.HCM: Giáo viên tự ra đề kiểm tra học kỳ

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa gửi hướng dẫn về kiểm tra học kỳ 1 cấp tiểu học cho các trường trên địa bàn thành phố. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm tự ra đề kiểm tra học kỳ và chấm điểm.

Căn cứ theo quy định của Thông tư 30 và 22 về quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc kiểm tra cuối học kỳ 1 do hiệu trưởng chỉ đạo phân công soạn và duyệt đề.

Sở GD&ĐT TP.HCM khuyến khích giáo viên chủ nhiệm soạn đề kiểm tra, sau đó nộp về tổ chuyên môn. Từ các đề đã chọn lọc, ban giám hiệu lấy 2 đề (một chính thức, một dự phòng), làm đề thi cho khối.

Yêu cầu của đề thi là chính xác và khoa học, đánh giá được kết quả thực chất của học sinh, đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng từng khối lớp.

Kiem tra theo Thong tu 22 anh 1
Sở GD&ĐT TP.HCM gửi yêu cầu tổ chức kỳ thi học kỳ 1 về các trường. Ảnh: Hà Anh.

Tỷ lệ kiến thức được phân bố tương đối, bao gồm 40% nhận biết, nhắc lại kiến thức và kỹ năng đã học; 30% hiểu biết và trình bày, giải thích theo cách hiểu cá nhân; 20% vận dụng để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống; 10% vận dụng để giải quyết các vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý một cách linh hoạt.

Sở GD&ĐT TP.HCM nêu rõ giáo viên có trách nhiệm chấm bài thi, sửa lỗi, nhận xét ưu điểm và góp ý hạn chế, cho điểm theo thang 10, không cho điểm 0 hay thập phân, rồi trả về cho học sinh.

Cần lưu ý rằng việc kiểm tra này nhằm nắm bắt tình hình học sinh, không tạo áp lực cho cha mẹ và các em trước khi kiểm tra. 

Giáo viên tự trông coi lớp phụ trách trong giờ thi, tổ chức cho học sinh làm dưới dạng bài kiểm tra bình thường, nhẹ nhàng, không gây căng thẳng.

Đánh giá học sinh tiểu học: Chấm điểm vẫn rất cần thiết

Ngày 6/11, Thông tư 22 thay thế Thông tư 30 về đánh giá học sinh không qua chấm điểm chính thức có hiệu lực trong các trường tiểu học.

Ngân Giang

Bạn có thể quan tâm