Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trượt đại học, tôi học nghề thiết kế kiến trúc

Nhìn vào tỷ lệ “chọi” của 100 trường ĐH-CĐ mùa thi hàng năm mới thấy rõ sự cạnh tranh khốc liệt để có được tấm vé vào cánh cửa ĐH. Theo đó, cứ 1 thí sinh đậu ĐH thì có từ 4,7 – 14,28 thí sinh khác trượt, tùy vào khối ngành và trường học sinh đăng ký nguyện vọng.

Trượt đại học, tôi học nghề thiết kế kiến trúc

Nhìn vào tỷ lệ “chọi” của 100 trường ĐH-CĐ mùa thi hàng năm mới thấy rõ sự cạnh tranh khốc liệt để có được tấm vé vào cánh cửa ĐH. Theo đó, cứ 1 thí sinh đậu ĐH thì có từ 4,7 – 14,28 thí sinh khác trượt, tùy vào khối ngành và trường học sinh đăng ký nguyện vọng.

Cơ hội nào cho những bạn trẻ trượt đại học như tôi?

Thực ra, ngay khi nộp hồ sơ vào khoa Kiến trúc công trình - trường ĐH Văn Lang (theo sở thích của tôi) và khoa Tài chính Kế toán - trường ĐH Sài Gòn (theo ý muốn của gia đình) thì tôi đã biết sức học của mình khó có thể giành được một suất vào ĐH.

Lựa chọn hướng đi đúng và phù hợp với bản thân là điều quan trọng với các bạn trẻ.

Điểm thi khối V được 13 điểm, khối A được 12,5 điểm. Số điểm này không thể giúp tôi nộp nguyện vọng 2, 3 vào những trường được đánh giá là “được được” để mà yên lòng theo học. Cảm giác trượt ĐH là cảm giác không ai muốn đối mặt dù rằng bạn đã có dự cảm trước đó thế nào đi nữa. Khi các bạn trong lớp bắt đầu thủ tục nhập học thì tôi thực sự ở trạng thái hoang mang đáng sợ nhất. Tôi ghét và sợ cảm giác bị bỏ lại phía sau.

- Tôi sẽ ôn để năm sau thi lại? Tôi biết tôi không đủ sức.

- Hay tôi sẽ đi học nghề như du lịch, điều dưỡng, cơ khí, IT, điện lạnh? Tôi chắc chắn mình không thích.

- Tôi cũng ước mình được đi du học. Nhưng thực tế, tôi không có cả hai thứ: tiền và ngoại ngữ.

Duyên gặp gỡ và  lựa chọn ngành học lần đầu tiên nghe đến

Tôi thích chơi guitar và ngồi café nghe rock. Nhưng với lịch học thời phổ thông tôi không được phép dành quá nhiều thời gian cho sở thích này của mình. Và giờ đây, khi tôi không có việc để làm, không có bài để học thì tôi “cắm chốt” ở những quán café rock. Ở đó, tôi gặp và trò chuyện với các anh sinh viên kiến trúc đang làm đồ án. Khi tôi nộp đơn thi vào kiến trúc, tôi chỉ biết đơn giản: kiến trúc sư là người thiết kế các công trình kiến trúc và muốn trở thành sinh viên kiến trúc thì luyện khối V: Vẽ đầu tượng, Toán, Lý. Giờ thì tôi biết thêm, khi học để trở thành kiến trúc sư thì các sinh viên phải làm nhiều đồ án, sử dụng các phần mềm kiến trúc mà lần đầu tiên tôi nghe đến: Auto Cad, Sketchup, 3Ds Max, Revit… Nhìn vào thao tác sử dụng bàn phím laptop, tôi thực sự tò mò và thích thú vô cùng.

- “Nếu em thích thiết kế kiến trúc thì học đi.

- Em không thi nổi, khó lắm.

- Anh nói em đi học nghề họa viên kiến trúc ấy”.

Nếu thực sự yêu thích ngành học của mình, bạn có động lực để kiên trì thực hiện những yêu cầu chi tiết, đòi hỏi sự chuẩn mực.

Họa viên kiến trúc - tôi thích công việc của mình

Gần một năm sau khi trượt đại học, tôi đang làm đồ án cuối khóa để chính thức nhận chứng chỉ tốt nghiệp chương trình đào tạo họa viên kiến trúc. Đến lúc này, tôi nghĩ rằng, mọi thứ đều có cái duyên. Tôi không có duyên trở thành sinh viên chính quy học 4-5 năm của trường đại học nhưng tôi có đã duyên với tính chất công việc thiết kế. Bây giờ tôi có những niềm vui nhỏ nhỏ từ khóa học của mình:

- Học các nội dung kiến trúc cơ bản: nguyên lý thiết kế, vẽ chì bản vẽ kỹ thuật, cấu tạo kiến trúc, phong thủy trong kiến trúc…

- Thực hành thao tác sử dụng các phần mềm kiến trúc theo hướng dẫn của các kiến trúc sư đã đi làm có nhiều kinh nghiệm

- Làm bài tập, thi hết môn cho mỗi môn học

- Làm đồ án với công trình biệt thự hiện đại

- Đến lớp học trong ĐH Bách Khoa với thẻ đeo: Học viên lớp họa viên kiến trúc (không có thẻ, bảo vệ không cho vào cổng)

- Đọc sách và các tài liệu liên quan đến thiết kế kiến trúc

Quan sát, tìm hiểu kiến thức về kiến trúc là một điều hết sức thú vị.

Thực ra, học họa viên kiến trúc không dễ và nếu nghỉ khoảng 2-3 buổi liên tiếp là không theo kịp chương trình, rất dễ nản. Nhưng vì yêu thích ngành học này nên tôi đã đi gần hết chương trình học. Giờ tôi đã thao tác khai triển bản vẽ chi tiết tốt. Thời gian thực tập ở phòng thiết kế là lúc tôi hiểu sâu sắc tính chất công việc và trách nhiệm công việc của một họa viên. Tôi thích làm việc nhóm với các anh chị kiến trúc sư và họa viên khác.

Chương trình đào tạo họa viên kiến trúc đòi hỏi học viên thao tác thành thạo các phần mềm kiến trúc trên máy tính. Ảnh chụp lớp họa viên CBS - ĐH Bách Khoa TP.HCM.

Hầu như chỉ một số ít bạn trẻ biết đến nghề họa viên do có người quen làm trong ngành kiến trúc, xây dựng định hướng. Những ngày này, kết quả kỳ thi ĐH-CĐ lại rộn ràng trên các mặt báo. Tôi kể lại câu chuyện của mình với suy nghĩ: biết đâu câu chuyện của mình sẽ mở ra nhiều cái “duyên” mới, để nhiều bạn trẻ khác đến với công việc thiết kế kiến trúc thú vị này.

  Hà Tuấn Trường, 19 tuổi

Thông tin nơi đào tạo họa viên kiến trúc uy tín tại TP.HCM:

Trung tâm Đào tạo Kiến trúc CBS là đơn vị kết hợp giữa cơ sở lý luận thực tiễn của TT Kỹ thuật Điện toán ĐH Bách Khoa TP. HCM và quy trình trình làm việc bài bản, quản lý khoa học của CBS Việt Nam - công ty thiết kế bản vẽ thuộc tập đoàn CBS Japan. Chương trình học được xây dựng với mục tiêu đào tạo đội ngũ họa viên kiến trúc có tay nghề - lực lượng nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực xây dựng của TP. HCM trong tương lai.

Website: www.cbs.edu.vn

ĐT: 08. 35 172 142. Hotline: 0917 014 017

Tư liệu: CBS Vietnam

Theo Infonet

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm