Vừa qua có thông tin về Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đã được thông qua, có hiệu lực từ năm 2024. Vậy cho tôi hỏi đối tượng nào được ưu tiên khám chữa bệnh?
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) 2023
Tại Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2024) quy định về nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau: Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh.
Trong đó, những người thuộc nhóm ưu tiên bao gồm:
- Người bệnh trong tình trạng cấp cứu
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Phụ nữ có thai
- Người khuyết tật đặc biệt nặng
- Người khuyết tật nặng
- Người từ đủ 75 tuổi trở lên
- Người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũ (hiệu lực từ năm 2011), nhóm các đối tượng ưu tiên chỉ bao gồm: trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
Như vậy, nhóm ưu tiên đầu tiên khi khám chữa bệnh là người trong tình trạng cấp cứu.
Theo định nghĩa, tình trạng cấp cứu là tình trạng sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.