Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Từ chối việc nặng lương cao

Nhiều lao động tại Mỹ đang từ bỏ những công việc lương cao, chấp nhận giảm thu nhập để đổi lại có thêm thời gian nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống.

Daisy Almaguer (33 tuổi, New York, Mỹ) đã bỏ việc trong lĩnh vực công nghệ với mức lương 150.000 USD/năm vì kiệt sức với thời gian làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày.

Cô chuyển sang một công ty công nghệ khác với khối lượng công việc nhẹ nhàng, ít căng thẳng hơn. Điều này giúp cô có thời gian để nấu nướng, tập thể dục, trò chuyện với mọi người.

“Thu nhập của tôi giảm khoảng 50.000 USD, nhưng tôi rất vui. Khi kiếm được nhiều tiền hơn, tôi cũng chẳng có thời gian để tiêu nó. Tôi thực sự hạnh phúc vì đã lấy lại được thời gian của mình", Almaguer nói với Wall Street Journal.

Tỷ lệ lao động Mỹ bỏ việc đã tăng cao trong nhiều năm qua. Nhiều người chọn làm việc ít hơn, chấp nhận thu nhập giảm đi. Sự nghiệp đã trở nên ít quan trọng hơn đối với mọi người kể từ thời kỳ đại dịch.

sa thai,  cat giam luong,  nhan vien van phong,  viec nang luong cao,  giam thu nhap anh 1

Nhiều người chấp nhận thu nhập giảm đổi lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Ảnh minh họa: Jason Henry/New York Times.

Một số người nói việc cắt giảm lương đã mang lại cho họ những “phần thưởng" khác trong cuộc sống như thời gian và sự tự do. Bên cạnh đó, nhiều người đang tìm kiếm những công việc mang lại cho họ sự thỏa mãn.

Nhìn chung, mức lương trung bình tại Mỹ đã tăng nhanh hơn bình thường. Đại dịch cũng góp phần mang lại cơ hội tăng lương lớn cho người lao động khi họ nhảy việc. Tuy nhiên, theo khảo sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, 15% người lao động nhảy việc giữa cuối 2020 và 2022 cho biết mức lương và các phúc lợi của họ đều giảm.

Từ bỏ lương cao

Một mức lương thấp hơn có thể dẫn đến những thay đổi lớn, không chỉ về mặt tài chính.

Vì căng thẳng công việc, Roger Sarkis (38 tuổi, bang Utah, Mỹ) rời khỏi ngành công nghệ và chuyển sang một công việc được trả lương thấp hơn. Trước đó, tính chất công việc đòi hỏi anh phải liên lạc thường xuyên, thậm chí lúc nửa đêm.

Thời gian đầu, việc cùng lúc bị giảm thu nhập và mất đi danh tiếng đã khiến anh rơi vào tình trạng trầm cảm kéo dài vài tháng.

“Tôi thấy mình trở nên kém giá trị trong xã hội. Có thời điểm, kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của tôi được ‘định giá' 120.000 USD/năm. Bây giờ, thu nhập của tôi chỉ còn 50.000 USD/năm", anh nói.

sa thai,  cat giam luong,  nhan vien van phong,  viec nang luong cao,  giam thu nhap anh 2

Nhiều người sẵn sàng từ bỏ mức lương cao để đổi lấy thời gian cho bản thân, sự tự do... Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Cuộc sống của Sarkis giờ đây đã ổn hơn. Anh điều trị trầm cảm bằng một số liệu pháp y khoa. Bên cạnh đó, từ khi anh nghỉ việc cũ, thu nhập của vợ lại tăng lên, điều này khiến việc chuyển đổi diễn ra dễ dàng hơn.

“Tôi hạnh phúc và hài lòng hơn khi làm công việc này. Tôi có thể ngồi thư giãn trong phòng tắm hơi suốt 45 phút mà không có ai nhắn tin làm phiền, cũng không phải kiểm tra bất kỳ một email nào cả", anh nói.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế vào tháng 2, việc cắt giảm lương gây khó chịu, nhưng 40% người lao động bị giảm thu nhập và phúc lợi từ cuối năm 2020 đến năm 2022 nói rằng công việc mới của họ tốt hơn trước.

Sống tối giản hơn

Amelia Noël, một nhà tư vấn nghề nghiệp làm việc tại New York với các khách hàng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghệ và tài chính, cho biết khi khách hàng của cô cân nhắc chuyển sang một công việc có mức lương thấp hơn, Noël sẽ yêu cầu họ cộng các chi phí sinh hoạt, giải trí mà họ muốn có khả năng chi trả.

“Nhiều người nhận thấy họ không cần nhiều tiền như họ nghĩ", cô nói.

Một số người bị giảm thu nhập chuyển sang tiết kiệm, sau đó tìm cách cắt giảm ngân sách của họ.

sa thai,  cat giam luong,  nhan vien van phong,  viec nang luong cao,  giam thu nhap anh 3

Nhiều người chấp nhận sống tối giản, tiết kiệm hơn khi thu nhập giảm đi. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Quyết định cắt giảm 30% lương đã khiến Dustin Stapp (39 tuổi, Ariz, Mỹ), giám đốc kỹ thuật tại một công ty điện lực, phải tạm dừng việc thay thế chiếc Chevy Volt 12 tuổi của mình.

Anh mua sắm ít hơn, từ bỏ nhiều thói quen xấu. Vợ chồng Stapp tiết kiệm thêm được khoảng 2.500 USD/năm nhờ thay đổi các đơn vị cung cấp bảo hiểm nhà ở, bảo hiểm ôtô, dịch vụ di động.

Stapp cho rằng việc giảm thu nhập là hoàn toàn xứng đáng để anh có một công việc bớt căng thẳng hơn. Anh có thời gian cho con gái, điều mà Stapp từng không thể làm được khi còn ở công ty cũ.

Theo một cuộc khảo sát năm 2023 do Ford Motor thực hiện, khoảng một nửa công nhân Mỹ nói rằng họ sẵn sàng giảm 20% lương nếu điều đó giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Tất nhiên, một công việc được trả lương thấp hơn không nhất thiết phải là một công việc ổn định hơn.

Almaguer đã bị sa thải khỏi công ty công nghệ mà cô vừa ứng tuyển vào 2023. Tuy nhiên, việc cắt giảm lương vẫn giúp cô thăng tiến trong cuộc sống nghề nghiệp của mình.

Sau khi mất việc vào tháng 1, cô cùng một người bạn mở một cửa hàng nội thất trực tuyến và thành công cho đến nay.

“Hiện tại tôi là sếp của chính mình, điều này cứ như trong mơ", cô nói.

Khi 'cựu' freelancer lần đầu chấm công, có sếp

Sau vài năm làm freelance, ở tuổi 25, Thanh Ngọc (TP.HCM) mới học cách chấm công, kết thân với đồng nghiệp, báo cáo sếp khi trở thành nhân viên văn phòng.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Noi so LinkedIn hinh anh

Nỗi sợ LinkedIn

0

Nhiều người dùng LinkedIn cảm thấy áp lực, không thoải mái khi phải sử dụng nền tảng này, nơi họ cần thể hiện mình là một nhân tố tiềm năng, thành công và chăm chỉ.

Vo mong freelancer hinh anh

Vỡ mộng freelancer

0

Gần một năm trôi qua nhưng freelancer Ngọc Trinh (Hà Nội) vẫn chưa nhận được thù lao từ đối tác. Cảnh tài chính bấp bênh cũng khiến Ngọc Uyên (TP.HCM) quay lại công việc văn phòng.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm