Câu 1. Nguyên mẫu của nhân vật Từ Hải trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ở thời nào?
Từ Hải (?-1556) là nhân vật lịch sử có thật sống vào thời nhà Minh ở Trung Quốc, quê huyện Hấp, phủ Huy Châu, Trung Quốc. Trong chính sử, Từ Hải vừa là thương nhân, vừa là thủ lĩnh cướp biển. Theo sách Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt, sau này, Từ Hải mắc mưu chiêu hàng của Hồ Tôn Hiến, bước đường cùng phải lao xuống biển tự vẫn. |
Câu 2. Triệu Kiều của Nguyễn Du lúc đầu có tên là?
Toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du lấy bối cảnh từ triều Minh ở Trung Quốc, phản ánh xã hội phong kiến. Truyện Kiều ban đầu có tên chính thức là Đoạn trường tân thanh (tiếng than vãn đau lòng đứt ruột). Về sau, dân gian vẫn thường quen gọi là Truyện Kiều. |
Câu 3. Truyện Kiều có tất cả bao nhiêu câu thơ?
Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát. Đây là thể thơ do người Việt sáng tạo. Truyện Kiều là tác phẩm bằng thơ đồ sộ của nền văn học nước ta, tác phẩm có 3.254 câu thơ lục bát. |
Câu 4. Đại thi hào Nguyễn Du quê ở huyện nào của tỉnh Hà Tĩnh?
Đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820) quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Quê ở Hà Tĩnh, ông sinh ra ở Thăng Long - Hà Nội do có cha là Nguyễn Nghiễm làm quan ở kinh thành. |
Câu 5. Chức quan cao nhất mà cha ông - Nguyễn Nghiễm - từng giữ?
Nguyễn Nghiễm (1708-1776), công thần của nhà Lê - Trịnh. Nhờ lập được nhiều công lao, Nguyễn Nghiễm được chúa Trịnh tin dùng. Ông giữ nhiều chức quan khác nhau, cao nhất là tể tướng. |
Câu 6. Ngoài kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du còn để lại tác phẩm nổi tiếng nào?
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc. Ông để lại một khối lượng tác phẩm văn học đồ sộ. Cả 3 tác phẩm trên đều là những sáng tác của ông. |
Câu 7. Sau khi qua đời, Nguyễn Du được an táng ở đâu?
Đại thi hào Nguyễn Du có mẹ là người Bắc Ninh, làm quan cho triều Nguyễn ở Huế. Sau khi qua đời, ông được an táng tại quê nhà ở Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh. |
Câu 8. “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng”? Tố Như ở đây là ai?
Tố Như chính là tên chữ của Nguyễn Du. Ông có hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. Người Việt gọi ông là đại thi hào của dân tộc. |