Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tù nhân thế kỷ' ở Mỹ thoát án tử nhờ DNA

Chờ cái chết trong 22 năm và sức khỏe sa sút tới mức ngồi xe lăn trong, cuối cùng một tử tù được minh oan nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật phân tích DNA.

Mùa hè năm 1985, Carolyn Muncey - một cô gái ở vùng ngoại ô thành phố Luttrell, hạt Union, bang Tennessee, Mỹ chết gần ngôi nhà của cô. Nạn nhân mặc bộ quần áo ngủ và áo khoác. Cơ thể đầy máu của cô nằm gần những bụi rậm trên bờ sông. Hung thủ đã cưỡng hiếp rồi giết nạn nhân.

Vài tháng trước vụ án mạng, Paul House - chuyển tới nhà mẹ để sống. Nhà của 2 người gần nơi Carolyn sinh sống. Ngay sau khi tới hiện trường, cảnh sát nghi ngờ Paul - người từng có tiền án là hung thủ.

Trong khoảng thời gian ở tù, sức khỏe của Paul House sa sút đến mức ông phải ngồi xe lăn. Ảnh: CBS

Trong phiên xử tại tòa án hạt Union, 2 nhân chứng kể rằng họ thấy Paul rửa tay gần vị trí mà người ta thấy xác Carolyn. Hai chiếc quần jeans trong nhà của Paul có vết máu. Một chuyên gia pháp y khai trước tòa rằng máu trên quần của nghi can cùng nhóm với máu của nạn nhân. Vị này còn khẳng định nhóm máu của Paul cũng khớp với tinh dịch trên quần lót của Carolyn.

Vào tháng 2/1986, tòa án tuyên bố Paul House lĩnh án tử hình vì phạm tội giết người cấp độ một, CNN đưa tin.

Luật sư của Paul khẳng định ông vô tội và nhiều người khác cung cấp bằng chứng để chứng minh chồng của nạn nhân đã giết cô. Hai phụ nữ nói chồng của Carolyn đã vô tình thú tội trong một bữa tiệc.

Một phụ nữ khác kể rằng cô từng thấy anh ta đấm trúng mặt Carolyn khi khiêu vũ. Nhân chứng thứ tư cho biết chồng nạn nhân dặn cô cung cấp chứng cứ ngoại phạm nếu cảnh sát hỏi. 

Một chứng cứ khác cho thấy ai đó đã vô ý hoặc cố tình bôi máu của Carolyn lên quần jeans của Paul sau khi cảnh sát đến hiện trường. Lúc đó, 2 cảnh sát đã di chuyển trong 10 giờ để đưa máu từ hiện trường tới phòng thí nghiệm của Cục Điều tra liên bang Mỹ.

Nhưng họ không đậy nắp ống đựng máu. Biên bản giao nhận chứng cứ cho thấy một lượng máu trong ống thất thoát khi 2 cảnh sát tới phòng thí nghiệm.

Hàng loạt chứng cứ có lợi cho Paul tiếp tục xuất hiện trong những năm cuối thập niên 90 nên nhà chức trách chưa thể xử tử ông. Nhờ sự phát triển của kỹ thuật phân tích DNA, người ta phát hiện tinh dịch trên quần lót và bộ quần áo ngủ tại hiện trường thuộc về chồng của nạn nhân, chứ không phải của Paul. Phát hiện ấy mâu thuẫn với lời khai của một chuyên gia FBI tại phiên tòa năm 1986. 

Do những chứng cứ mới, Paul House đã làm đơn kháng án rồi gửi nhiều tòa án, song họ lần lượt bác đơn. Tới năm 2005, đơn của Paul tới Tòa án Tối cao Mỹ nhờ một tổ chức mang tên Innocence Project. Vào ngày 12/6/2006, Tòa án Tối cao Mỹ kết luận những chứng cứ mới cho thấy Paul không phải là thủ phạm. Sau đó họ trả hồ sơ lại cho tòa án hạt Union, bang Tennessee để xử lại.

Henry Mattice, một thẩm phán của hạt Union, hủy bản án đối với Paul và yêu cầu thả ông hoặc xử lại vụ án trong vòng 180 ngày. Bang Tennessee kiện quyết định của Henry, nhưng thất bại. Cảnh sát yêu cầu Paul nộp 500.000 USD để tại ngoại, nhưng sau đó họ giảm số tiền xuống 100.000 USD.

Một nhà hảo tâm giấu tên chỉ nộp 10.000 USD cho cảnh sát, song họ vẫn thả ông. Lúc ấy Paul phải ngồi xe lăn do bệnh đa xơ cứng. Ông chính thức rời khỏi nhà tù vào ngày 2/7/2008. Tới thời điểm ấy, “tù nhân thế kỷ” đã sống trong trại giam 22 năm rưỡi.

Mặc dù tòa án quyết định thả Paul, một công tố viên vẫn yêu cầu ông ra tòa lần nữa, bởi bằng chứng mới cho thấy có thể Paul là đồng phạm của hung thủ.

DNA giúp cảnh sát phá án

Người ta có thể lấy DNA từ rất nhiều thứ mà hung thủ để lại tại hiện trường như mẩu thuốc lá, quần, áo, vết cắn, hung khí, cốc, máu...

Nguyên nhân gốc rễ của những án oan chấn động

Góp ý dự thảo Bộ Luật tố tụng hình sự sửa đổi sáng 17/6, đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga (Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp QH) đã vạch rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vụ án oan.

 


Thu Trang

Bạn có thể quan tâm