Đây là điều dễ hiểu khi đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh từ khoảng tháng 5 và kéo dài đến gần hết năm. Lệnh giãn cách xã hội trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước cũng khiến người dân chỉ có thể ngồi nhà. Do đó, dễ hiểu tại sao từ khóa "du lịch" lại tụt xuống mức thấp như vậy.
Cụ thể, biểu đồ mức độ quan tâm trong hoạt động tìm kiếm của Google Trends đưa ra các mốc giá trị từ 100 đến 0. Giá trị 100 biểu thị mức độ phổ biến cao nhất cho cụm từ đó. Giá trị 50 nghĩa là cụm từ đó có độ phổ biến chỉ bằng một nửa. Điểm 0 nghĩa là không có đủ dữ liệu cho cụm từ này.
Các hoạt động du lịch không còn được quan tâm nhiều từ tháng 5. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm. |
Trong giai đoạn 25/4-1/5, cụm từ "du lịch" chạm đỉnh giá trị 100. Đây cũng là khoảng thời gian nghỉ lễ 30/4-1/5, nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian đợt dịch thứ 4 bắt đầu bùng phát (tính từ 27/4). Vì vậy, xu hướng tìm kiếm cụm từ này cũng giảm nhanh chóng sau đó.
Tới giai đoạn 2-8/5, giá trị tìm kiếm chỉ còn đạt 55. Sang giai đoạn tháng 6, con số này giảm xuống khoảng 31-40. Xu hướng tìm kiếm không có nhiều thay đổi và thậm chí giảm xuống khoảng 27-28 trong giai đoạn cuối tháng 7 cho tới giữa tháng 9.
Từ khóa "du lịch" giảm dần độ "hot" từ tháng 5 và chưa có dấu hiệu chạm đỉnh trở lại. Ảnh: Google Trends. |
Điều này phản ứng đúng thực tế khi khoảng giữa tháng 9, nhiều thông tin về mở cửa du lịch được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, mức độ quan tâm cũng không quá cao khi giá trị chỉ dao động ở mức hơn 30.
Nhiều chuyên gia du lịch cũng đánh giá giai đoạn mở cửa trở lại của các tỉnh thành không phải mùa cao điểm du lịch. Ngoài ra, sau thời gian dịch kéo dài, nhiều người có xu hướng ổn định công việc thay vì đi chơi.